1. Điện thoại
Xưa: Sau khi điện thoại đĩa số ra đời, việc gọi điện trên những chiếc điện thoại bàn cồng kềnh trở nên vô cùng đơn giản.
Nay: Việc gọi điện bằng những chiếc điện thoại thông minh siêu mỏng cũng không hề tốn sức. Điện thoại thông minh còn có chức năng gửi thư điện tử, chụp ảnh, lướt mạng, thậm chí tìm kiếm bạn đời, lên kế hoạch cho các hoạt động vui chơi thư giãn… một cách dễ dàng hơn. Phải thú thực cuộc sống của chúng ta ngày nay đang thực sự xoay quanh chiếc điện thoại.
2. Máy vi tính
Xưa: Chiếc máy tính đầu tiên nặng khoảng 30 tấn và to bằng cả tòa nhà được coi là một phát minh bứt phá thời đại vào thời điểm đó. Được xây dựng để giải quyết các thuật toán, máy tính có thể xử lí hàng ngàn phép tính mỗi giây.
Nay: Chiếc máy tính cá nhân chỉ nặng khoảng 2 kg để người dùng có thể mang theo khắp nơi. Ngày nay, máy tính có vô vàn công dụng chứ không chỉ là cỗ máy để tính toán đơn thuần.
3. Máy bay không người lái
Xưa: Để chụp một bức ảnh trên không cần huy động cần cẩu, máy ảnh, và sự can đảm của những người tham gia.
Nay: Máy bay không người lái ra đời có khả năng lên tới độ cao 1km trong khi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chiếc máy ảnh. Và quan trọng nhất là người chụp ảnh có thể đứng trên mặt đất để thực hiện công việc.
4. Máy ảnh
Xưa: Để chụp một tấm ảnh ưng ý cần ít nhất 10 phút để dựng máy ảnh và một ngày để rửa phim.
Nay: Chỉ trong 10 phút bạn có thể chụp 500 pô ảnh ưng ý và xem ngay những bức ảnh ấy.
5. Động cơ ô tô
Xưa: Động cơ ô tô luôn “nổi tiếng” về kích cỡ của chúng. Trong ảnh là động cơ V8 năm 1932 của Ford – nặng hơn 230kg và cho công suất 48 kW.
Nay: Khẩu hiệu “càng to càng tốt” đã lỗi thời với minh chứng tiêu biểu nhất là động cơ Ford EcoBoost 1.0L nhỏ gọn. Tuy có kích thước khiêm tốn – chỉ nặng 97kg, nhỉnh hơn một nửa động cơ tiền nhiệm năm 1932 một chút, nhưng động cơ này lai có công suất gần gấp đôi. quả là “Nhỏ nhưng có võ”.
6. Chụp ảnh Selfie
Xưa: Chụp ảnh selfie từng là trào lưu của năm 1925, nhưng người ta chỉ chụp được selfie trong những buồng chụp ảnh.
Nay: Máy ảnh để selfie đã xuất hiện – cho ta sản phẩm chỉ trong tích tắc và che khuất khuyết điểm của bạn chỉ bằng một nút bấm.
7. Ổ cứng
Xưa: Vào những năm 50, dữ liệu máy tính được lưu trữ trên băng và một băng chỉ lưu trữ được khoảng 2MB dữ liệu.
Nay: USB có thể lưu trữ tới 512 GB, tương đương 256.000 băng lưu trữ của thập kỉ 50.
8. Radio
Xưa: Muốn nghe bài hát yêu thích? Vào những năm 20, bạn phải chạy về nhà, bắt sóng trạm vô tuyến địa phương rồi cố gắng dò được bài hát của mình.
Nay: Chúng ta có thể nghe bât cứ thứ gì – nhạc, podcast, radio kỹ thuật số - kể cả khi đang chạy bộ.
9. Máy tính
Xưa: Vào thập kỉ 20, máy kế toán công nghiệp chỉ có thể thực hiện các phép cộng trừ.
Nay: Các nhà toán học và kĩ sư chỉ cần sử dụng máy tính bỏ túi để giải những phép tính phức tạp.
10. Máy ghi âm
Xưa: Vào những năm 20, người dùng chỉ ghi âm những điều thực sự rất quan trọng bởi máy ghi âm chỉ thu được tối đa 1.200 từ.
Nay: Máy thu âm cầm tay có thể thu được 1.200 giờ, nghĩa là người dùng có thể ghi âm mọi thứ họ muốn.
T.A (TTTĐ)
Xưa: Sau khi điện thoại đĩa số ra đời, việc gọi điện trên những chiếc điện thoại bàn cồng kềnh trở nên vô cùng đơn giản.
Nay: Việc gọi điện bằng những chiếc điện thoại thông minh siêu mỏng cũng không hề tốn sức. Điện thoại thông minh còn có chức năng gửi thư điện tử, chụp ảnh, lướt mạng, thậm chí tìm kiếm bạn đời, lên kế hoạch cho các hoạt động vui chơi thư giãn… một cách dễ dàng hơn. Phải thú thực cuộc sống của chúng ta ngày nay đang thực sự xoay quanh chiếc điện thoại.
2. Máy vi tính
Xưa: Chiếc máy tính đầu tiên nặng khoảng 30 tấn và to bằng cả tòa nhà được coi là một phát minh bứt phá thời đại vào thời điểm đó. Được xây dựng để giải quyết các thuật toán, máy tính có thể xử lí hàng ngàn phép tính mỗi giây.
Nay: Chiếc máy tính cá nhân chỉ nặng khoảng 2 kg để người dùng có thể mang theo khắp nơi. Ngày nay, máy tính có vô vàn công dụng chứ không chỉ là cỗ máy để tính toán đơn thuần.
3. Máy bay không người lái
Xưa: Để chụp một bức ảnh trên không cần huy động cần cẩu, máy ảnh, và sự can đảm của những người tham gia.
Nay: Máy bay không người lái ra đời có khả năng lên tới độ cao 1km trong khi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chiếc máy ảnh. Và quan trọng nhất là người chụp ảnh có thể đứng trên mặt đất để thực hiện công việc.
4. Máy ảnh
Xưa: Để chụp một tấm ảnh ưng ý cần ít nhất 10 phút để dựng máy ảnh và một ngày để rửa phim.
Nay: Chỉ trong 10 phút bạn có thể chụp 500 pô ảnh ưng ý và xem ngay những bức ảnh ấy.
5. Động cơ ô tô
Xưa: Động cơ ô tô luôn “nổi tiếng” về kích cỡ của chúng. Trong ảnh là động cơ V8 năm 1932 của Ford – nặng hơn 230kg và cho công suất 48 kW.
Nay: Khẩu hiệu “càng to càng tốt” đã lỗi thời với minh chứng tiêu biểu nhất là động cơ Ford EcoBoost 1.0L nhỏ gọn. Tuy có kích thước khiêm tốn – chỉ nặng 97kg, nhỉnh hơn một nửa động cơ tiền nhiệm năm 1932 một chút, nhưng động cơ này lai có công suất gần gấp đôi. quả là “Nhỏ nhưng có võ”.
6. Chụp ảnh Selfie
Xưa: Chụp ảnh selfie từng là trào lưu của năm 1925, nhưng người ta chỉ chụp được selfie trong những buồng chụp ảnh.
Nay: Máy ảnh để selfie đã xuất hiện – cho ta sản phẩm chỉ trong tích tắc và che khuất khuyết điểm của bạn chỉ bằng một nút bấm.
7. Ổ cứng
Xưa: Vào những năm 50, dữ liệu máy tính được lưu trữ trên băng và một băng chỉ lưu trữ được khoảng 2MB dữ liệu.
Nay: USB có thể lưu trữ tới 512 GB, tương đương 256.000 băng lưu trữ của thập kỉ 50.
8. Radio
Xưa: Muốn nghe bài hát yêu thích? Vào những năm 20, bạn phải chạy về nhà, bắt sóng trạm vô tuyến địa phương rồi cố gắng dò được bài hát của mình.
Nay: Chúng ta có thể nghe bât cứ thứ gì – nhạc, podcast, radio kỹ thuật số - kể cả khi đang chạy bộ.
9. Máy tính
Xưa: Vào thập kỉ 20, máy kế toán công nghiệp chỉ có thể thực hiện các phép cộng trừ.
Nay: Các nhà toán học và kĩ sư chỉ cần sử dụng máy tính bỏ túi để giải những phép tính phức tạp.
10. Máy ghi âm
Xưa: Vào những năm 20, người dùng chỉ ghi âm những điều thực sự rất quan trọng bởi máy ghi âm chỉ thu được tối đa 1.200 từ.
Nay: Máy thu âm cầm tay có thể thu được 1.200 giờ, nghĩa là người dùng có thể ghi âm mọi thứ họ muốn.
T.A (TTTĐ)