haiyen-autodaily
Chuyên gia
Trước khi có những đánh giá chi tiết và khả năng vận hành của mẫu xe SAV đa dụng này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đổi chút về lịch sử của BMW X1. Mẫu xe nhỏ nhất trong gia đình X-Series được BMW giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009 với tên mã là E84. Thời điểm đó mẫu xe này được phát triển dựa trên nền tảng của 3-Series Touring E91 với động cơ đặt trước và hệ dẫn động cầu sau. BMW X1 nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên thị trường khi trở thành mẫu xe SAV cỡ nhỏ bán chạy nhất trong phân khúc với hơn 740.000 xe kể từ năm 2009.
Đến năm 2015, BMW tiếp tục cải tiến và cho ra thế hệ thứ 2 của X1 tại triển lãm Frankfurt với sự lột xác hoàn toàn. Lần đầu tiên, thế hệ mới nhất của mẫu xe này được trang bị hệ thống dẫn động cầu trước, giúp gia tăng rõ rệt không gian nội thất xe. Bên cạnh đó, chiếc xe cũng là lời khẳng định mạnh mẽ về ngôn ngữ thiết kế hiện đại cũng như những đặc điểm rất riêng biệt của dòng X. BMW X1 thế hệ thứ nhất chính thức đặt chân đến Việt Nam từ đầu năm 2010 và đến cuối năm 2015 X1 thế hệ thứ 2 cũng đã nhanh chóng được đưa về.
Thiết kế ngoại thất
Ở thế hệ thứ 2 của X1, tôi nhận thấy BMW đã có quyết định đúng đắn khi lột xác hoàn toàn mẫu SAV đa dụng của mình. Các kĩ sư của BMW đã cắt giảm chiều dài nhưng tăng chiều rộng và chiều cao. Cụ thể, X1 thế hệ mới sở hữu chiều dài 4.439 mm, ngắn hơn trước 36mm, chiều rộng 1.821mm, rộng hơn thế hệ trước 21 mm và chiều cao là 1.598 mm, cao hơn 53 mm so với phiên bản trước đó.
Bằng mắt thường tôi có thể cảm nhận được rõ xe trông to con hơn, cân đối và hầm hố hơn hẳn. Đặc biệt, thiết kế tổng thể của X1 đã dần trở nên hòa nhịp với những đàn anh X3 và X5. Có thể nói vui rằng nếu như nhân tỷ lệ X1 lên ta có sẽ được một đàn anh X3 và X5 mà không tạo ra nhiều sự khác biệt.
Mặt trước của BMW X1 2016 vẫn có thiết kế tổng thể đặc trưng của hãng xe Đức cũng như gia đình X-Seires. Cụm lưới tản nhiệt đôi với những nan sọc, đèn pha Bi-Xenon có thiết kế sắc sảo hơn kết hợp cùng đôi mắt thiên thần dạng LED – đây chính là điểm mà tôi cực kì yêu thích trên những mẫu xe của BMW. Điểm khác biệt lớn nhất ở phần mặt trước của X1 2016 chính là cụm lưới tản nhiệt phía dưới được làm mở rộng, nắp ca-pô thu ngắn lại và động cơ 3 xi-lanh nằm ngang giúp tổng thể đầu xe ngắn hơn, cân đối hơn với thân xe.
Ở phần bên hông, nếu như tinh ý, bạn có thể nhận thấy một thay đổi nhỏ trên BMW X1 thế hệ thứ 2 đó chính là gương chiếu hậu đã được tích hợp dải LED báo rẽ đồng thời chi tiết đèn xi-nhan nhỏ gắn tại vị trí ngang bánh trước đã được lược bỏ. Ốp cửa sổ được viền Aluminium bóng là tiêu chuẩn trên phiên bản tại Việt Nam.
BMW X1 sDrive 18i được trang bị bộ mâm nhôm nan kép, kích thước 17 đi kèm lốp run-flat kích thước 225/55. Ưu việt nổi trội nhất của loại lốp này trên BMW X1 2016 chính là khi bị hết hơi vẫn có thể giúp xe đi thêm được tới 80 km dưới vận tốc 80 km/h nhưng nếu đi với vận tốc thấp hơn, quãng đường có thể kéo dài hơn.
Tương tự như phần đầu xe, đuôi của BMW X1 thế hệ thứ hai cũng nhận được nhiều nét tươi mới tự như đàn anh X3 và X5. Cụm đèn hậu chính là điểm mà tôi nhận thấy được nhiều sự thay đổi nhất, không còn là kiểu thiết kế bản to và thô như thế hệ trước, các kĩ sư của BMW đã thổi vào đó những đường nét góc cạnh và hiện đại hơn rất nhiều. Phiên bản sDrive 18i được trang bị ống xả đơn đặt bên trái khác với kiểu đối xứng 2 bên như trên bản 20i. Điều này khiến đuôi xe mất đi đôi chút chất thể thao.
Về khoang chứa đồ, BMW X1 2016 được trang bị cửa khoang chứa đồ đóng/mở điện tuy nhiên khi mở lên cửa xe có 2 nấc dừng khác nhau. Với những người ít khi sử dụng xe chắc chắn sẽ gặp phải tình huống cộc đầu hoặc va chạm với cửa bởi ở nấc một cửa chỉ mở tự động lên đến chiều cao khoảng 1,6m, nếu muốn cao hơn bạn phải có thêm 1 thao tác đẩy bằng lực.
Bỏ qua phần thiết kế có phần khó hiểu này trên BMW X1, tôi sẽ khám phá kĩ hơn không gian chứa đồ cũng như những trang bị tại khoang sau của xe. Theo công bố của nhà sản xuất, BMW X1 thế hệ thứ 2 sở hữu khoang chứa đồ có dung tích 505L, tuy nhiên nếu cần tăng dung tích này lên bạn sẽ chỉ cần thao tác bấm những nút bấm 2 bên thành để hàng ghế thứ 2 tự động gập phẳng xuống. Khi này dung tích đã lên đến 1.550L, khá là rộng. Ngoài ra, do BMW X1 thế hệ thứ 2 không có lốp dự phòng nên phía dưới mặt sàn khoang sau cùng sẽ còn có thêm một không gian chứa đồ nhỏ nữa khá tiện dụng.
Thiết kế nội thất
Nếu như ngoại thất của BMW X1 2016 là sự lột xác hoàn toàn thì nội thất của xe cũng nhận được khá nhiều những thay đổi theo hướng trẻ trung, năng động và tiện ích cho người dùng hơn. Bước vào bên trong xe, điểm nhấn đầu tiên mà tôi thấy được trên mẫu xe này chính là kiểu thiết kế tập trung tối đa vào người lái. Đưa tay chạm vào vô lăng, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại từ loại da bọc cao cấp. Tại đây, BMW không quên tích hợp những phím chức năng cơ bản như điều chỉnh âm thanh, đàm thoại rảnh tay hay giới hạn tốc độ của xe.
Nội thất BMW X1 2016[/i]
Chính giữa trung tâm bảng điều khiển là một màn hình giải trí kích thước 6,5 inch được làm đặt nổi, đây chính là một trong những kiểu thiết kế mới đang khá là thịnh hành trên những mẫu xe sang đến từ Đức. Tại đây bạn có thể điều chỉnh được khá nhiều chức năng khác nhau tuy nhiên thật tiếc là BMW kg sử dụng hệ điều khiển cảm ứng mà chỉ là loại điều khiển cơ. Phía dưới màn hình này là những chi tiết thiết kế quen thuộc như cửa điều hòa, nút xoay điều chỉnh nhiệt độ, âm lượng, ...
Phần giữa ngăn cách 2 ghế ngồi có sự xuất hiện của ngăn chứa đồ nhỏ như điện thoại, cốc, chai nước, hay một số đồ dùng cá nhân nhỏ khác. Cần số của BMW X1 thế hệ thứ 2 bọc da phía dưới, người dùng sẽ chuyển chế độ bằng cách ấn một nút bấm phía trước và kéo xuống vị các vị trí muốn sử dụng, đến đâu đèn xanh sẽ tự động sáng lên. Bên cạnh cần số là phanh tay điện tử, các chế độ lái như Comfort, Eco Pro và Sport.
Nói thêm về hệ thống iDrive được tích hợp trên BMW X1. Với hệ thống này, tôi có thể kết nối với các tính năng hữu ích, trong đó phải kể đến ConnectedDrive. Tại đây, bạn có thể liên hệ trực tiếp được đến các dịch vụ của BMW Service, hotline, ... rất hữu ích khi xe bạn gặp sự cố trên đường. Ngoài ra xe còn được trang bị 1 cổng USB, gương chiếu hậu chống chói, ghế ngồi bọc da, hàng ghế trước chỉnh điện trong đó ghế lái có khả năng nhớ 2 vị trí.
Tiến ra khoang sau, BMW X1 2016 sở hữu khoang sau khá là rộng rãi. Trên quãng đường di chuyển đến địa điểm chụp hình, chúng tôi có thử cho 3 người lớn cùng ngồi tại khoang này, điều khá ngạc nhiên cả 3 đều cảm thấy hài lòng mặc dù đây chỉ là một chiếc SAV cỡ nhỏ. Khoảng để chân cũng như khoảng cách đầu đến trần đều rất thoải mái kể cả người ngồi giữa. Tại đây, BMW X1 sở hữu cửa gió điều hoàn đặt giữa, một số ngăn chứa đồ nhỏ xuất hiện trên kệ tỳ tay đủ để bạn cất điện thoại, cốc hay chai nước khi di chuyển.
Khả năng vận hành
Sau khi khám phá chi tiết nội và ngoại thất của mẫu SAV cỡ nhỏ này, chúng tôi bắt đầu đi tìm hiểu xem ngồi sau vô-lăng chiếc xe này sẽ đem đến những cảm giác thú vị như thế nào. Thử thách đầu tiên mà chúng tôi muốn thử nghiệm chính là khả năng đi trong phố của mẫu xe này. Cảm nhận đầu tiên về BMW X1 thế hệ thứ 2 đó chính là cảm giác lái nhẹ nhàng, chính xác. Những chiếc xe của BMW từ trước đến nay vốn nổi tiếng với khả năng vận hành mạnh mẽ thế nên không quá ngạc nhiên khi chỉ với động cơ 3 xi-lanh 1.5L, 136 mã lực xe vẫn có gia tốc rất ấn tượng.
Tại vị trí ghế lái, tôi có một vùng quan sát khá là tốt, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp người lái có thể di chuyển an toàn trong những con phố đông đúc với những chiếc xe máy, ôtô liên tục áp sát và tiến lại từ nhiều phía khác nhau. Tuy nhiên một điểm hạn chế mà tôi nhận thấy được trên mẫu xe này chính là xe không được trang bị cảnh báo điểm mù 2 bên thân xe, một điểm thiếu khá đáng tiếc. Hơn thế nữa, mỗi khi dừng và đỗ vào một vị trí hẹp, BMW X1 luôn làm cho tôi phải toát mồ hôi bởi xe không được trang bị camera 360, một trong những điểm mà gần như phần lớn những chiếc xe sang hiện nay đều có.
Với chức năng phanh tay điện tử trên BMW X1 thế hệ thứ 2, mỗi khi tôi dừng đèn đỏ, kéo nhẹ hệ thống này cho hiện đèn màu đỏ, nếu cần số đã ở vị trí D, tôi chỉ cần tăng ga, phanh điện tử sẽ tự động nhả ra. Tuy nhiên một điểm hay khác ở chức năng này đó chính là khi tôi lỡ có đạp mạnh chân ga, xe cũng không lao nhanh về phía trước mà hệ thống sẽ hãm lực ga lại và xe vẫn chỉ từ từ lăn bánh.
Sau khi lòng vòng trong những con phố đông đúc, tôi quyết định thử khả năng vận hành của xe trên đường cao tốc để kiểm chứng khả năng tăng tốc cũng như độ ồn của xe khi chạy ở tốc độ cao. Như tôi đã nói ở trên mặc dù chỉ sở hữu sức mạnh 136 mã lực từ khối động cơ 3 xi-lanh 1.5L tuy nhiên X1 2016 vẫn có khả năng tăng tốc rất ấn tượng. Chỉ cần nhích nhẹ chân ga, xe nhanh chóng vọt về phía trước, từ 0 lên 60 và 100 km/h khá là nhanh chóng, hiện tượng ì tại vị trí đứng yên không quá lớn.
Tại tốc tốc độ 100 km/h, sau nhiều lần thử chuyển làn một cách nhanh, BMW X1 2016 cho tôi một cảm giác khá ổn định. Lực tác động ngược lại vào người ngồi khi chuyển làn nhanh không quá lớn tạo tư thế lái ổn định và dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ khi lưu thông trên đường. Một điểm khá đặc biệt trên mẫu xe này đó chính là hộp số 8 cấp có khả năng chuyển số rất êm và mượt. Gần như tôi không hề cảm nhận thấy được mỗi khi xe chuyển số.
Tuy nhiên, mạnh mẽ là thê, êm ái là thế BMW X1 2016 vẫn có một điểm hạn chế lớn mà tôi hy vọng trong những phiên bản cải tiến tiếp theo hãng xe Đức sẽ cải thiện đó chính là độ ồn trong khoang xe. Dù di chuyển ở tốc độ trung bình hay cao, tiếng lốp từ gầm xe vọng vào nghe khá là rõ đặc biệt là khi đi qua ổ gà hay gờ giảm tốc thì cực kì rõ rệt.
Là một dòng SAV đã dụng, một thành viên của giá đình X, thế nên việc trải nghiệm những con đường gồ ghề, địa hình khó là không thể thiếu được. Với những con đường ổ gà, ổ voi hơi mấp mô thì X1 2016 hoàn toàn có thể vượt qua một cách đơn giản. Nhờ hệ thống lái rất hay của BMW, tôi có thể dễ dàng đặt những chiếc bánh của xe vào các vị trí mà tôi muốn.
Tuy nhiên, với một mẫu xe sang, một mẫu SAV cỡ nhỏ dành cho đô thị và đặc biệt là việc sử dụng loại lốp run-flat, tôi cũng không quá ham thử thách những đoạn đường khó khăn hơn bởi chỉ một vết chém thôi thì điều tồi tệ sẽ đến đó là phải thay nguyên bộ lốp hoặc nhờ đến xe cứu hộ để đưa về cơ sở gần nhất để thay thế.
Sau 3 loại địa hình khác nhau, tôi quyết định quay trở lại với bài thử quen thuộc mà chúng tôi thường làm đó chính là chạy zic zắc. Tại bài này, tôi có thể thử khả năng giữ cân bằng của xe, sự linh hoạt của hệ thống lái, hệ thống xe khi vào cua gấp liên tục khi bật cân bằng điện tử và khi tắt. Đầu tiên với chế độ cân bằng điện tử hoạt động, vào bài với tốc độ 80 km/h, BMW 1 không hề bị mất lái mà vẫn hoàn toàn cân bằng, duy chỉ có một vài khúc cua sau, xe bắt đầu có độ văng đuôi lớn hơn đôi chút nhưng nhờ có ESP nên điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến độ ổn định khi đánh lái của tôi, một điều mà tôi cũng đã dự đoán từ trước.
Hệ thống ESP điều phối và cân bằng 4 bánh giúp xe luôn ổn định khi vào cua.
Tuy nhiên với lần thử thứ 2 khi tắt chế độ cân bằng điện tử ESP mọi chuyện đã khác. Vẫn với tốc độ 80 km/h khi vào bài, gần như ngay lập tức đuôi xe đã có hiện tượng văng khá xa và chỉ đến lần vào cua thứ 3 tôi đã không thể cho xe chạy đúng bài bởi khi này nếu tiếp tục sẽ là cực kì nguy hiểm. Đó chỉ là những thử nghiệm an toàn của chúng tôi còn với các bạn khi điều khiển xe thông thường nếu như xe của bạn được trang bị ESP thì tôi khuyên các bạn luôn luôn lưu ý bật chế độ này lên để lái xe an toàn hơn.
>>> Ảnh chi tiết đánh giá BMW X1 thế hệ thứ 2
Đánh giá
Với hàng loạt thay đổi đáng kể cả ở ngoại thất và nội thất, BMW X1 thế hệ thứ 2 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng 2 đàn anh là X3 và X5. Giờ đây tại phân khúc SUV cỡ nhỏ tại thị trường Việt Nam, BMW X1 hoàn toàn có đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác đến từ Đức là Audi Q3 và Mercedes GLA. Tuy nhiên, muốn vươn xa và mạnh hơn nữa, chắc chắn hãng xe Đức cũng cần phải cải thiện một số điểm còn khuyết thiếu ở thế thế hệ thứ 2 của mẫu xe này trên những phiên bản tiếp theo.
Thông số kỹ thuật BMW X1 sDrive 18i 2016:
• Giá bán: 1.688.000.000 VNĐ • Kích thước tổng thể (d x r x c): 4.439 x 1.821 x 1.598 mm • Chiều dài cơ sở: 2.670 mm • Động cơ: 1.5L 3 xi-lanh thẳng hàng • Công suất cực đại: 136 mã lực tại 4.400 vòng/phút • Mô-men xoắn cực đại: 220 Nm tại 1.250 vòng/phút • Hộp số: tự động 8 cấp • Thông số lốp: 225/55 • Loại nhiên liệu: Xăng
Ảnh: Tới Nguyễn
Thiết kế ngoại thất
Ở thế hệ thứ 2 của X1, tôi nhận thấy BMW đã có quyết định đúng đắn khi lột xác hoàn toàn mẫu SAV đa dụng của mình. Các kĩ sư của BMW đã cắt giảm chiều dài nhưng tăng chiều rộng và chiều cao. Cụ thể, X1 thế hệ mới sở hữu chiều dài 4.439 mm, ngắn hơn trước 36mm, chiều rộng 1.821mm, rộng hơn thế hệ trước 21 mm và chiều cao là 1.598 mm, cao hơn 53 mm so với phiên bản trước đó.
Bằng mắt thường tôi có thể cảm nhận được rõ xe trông to con hơn, cân đối và hầm hố hơn hẳn. Đặc biệt, thiết kế tổng thể của X1 đã dần trở nên hòa nhịp với những đàn anh X3 và X5. Có thể nói vui rằng nếu như nhân tỷ lệ X1 lên ta có sẽ được một đàn anh X3 và X5 mà không tạo ra nhiều sự khác biệt.
Mặt trước của BMW X1 2016 vẫn có thiết kế tổng thể đặc trưng của hãng xe Đức cũng như gia đình X-Seires. Cụm lưới tản nhiệt đôi với những nan sọc, đèn pha Bi-Xenon có thiết kế sắc sảo hơn kết hợp cùng đôi mắt thiên thần dạng LED – đây chính là điểm mà tôi cực kì yêu thích trên những mẫu xe của BMW. Điểm khác biệt lớn nhất ở phần mặt trước của X1 2016 chính là cụm lưới tản nhiệt phía dưới được làm mở rộng, nắp ca-pô thu ngắn lại và động cơ 3 xi-lanh nằm ngang giúp tổng thể đầu xe ngắn hơn, cân đối hơn với thân xe.
Ở phần bên hông, nếu như tinh ý, bạn có thể nhận thấy một thay đổi nhỏ trên BMW X1 thế hệ thứ 2 đó chính là gương chiếu hậu đã được tích hợp dải LED báo rẽ đồng thời chi tiết đèn xi-nhan nhỏ gắn tại vị trí ngang bánh trước đã được lược bỏ. Ốp cửa sổ được viền Aluminium bóng là tiêu chuẩn trên phiên bản tại Việt Nam.
BMW X1 sDrive 18i được trang bị bộ mâm nhôm nan kép, kích thước 17 đi kèm lốp run-flat kích thước 225/55. Ưu việt nổi trội nhất của loại lốp này trên BMW X1 2016 chính là khi bị hết hơi vẫn có thể giúp xe đi thêm được tới 80 km dưới vận tốc 80 km/h nhưng nếu đi với vận tốc thấp hơn, quãng đường có thể kéo dài hơn.
Tương tự như phần đầu xe, đuôi của BMW X1 thế hệ thứ hai cũng nhận được nhiều nét tươi mới tự như đàn anh X3 và X5. Cụm đèn hậu chính là điểm mà tôi nhận thấy được nhiều sự thay đổi nhất, không còn là kiểu thiết kế bản to và thô như thế hệ trước, các kĩ sư của BMW đã thổi vào đó những đường nét góc cạnh và hiện đại hơn rất nhiều. Phiên bản sDrive 18i được trang bị ống xả đơn đặt bên trái khác với kiểu đối xứng 2 bên như trên bản 20i. Điều này khiến đuôi xe mất đi đôi chút chất thể thao.
Về khoang chứa đồ, BMW X1 2016 được trang bị cửa khoang chứa đồ đóng/mở điện tuy nhiên khi mở lên cửa xe có 2 nấc dừng khác nhau. Với những người ít khi sử dụng xe chắc chắn sẽ gặp phải tình huống cộc đầu hoặc va chạm với cửa bởi ở nấc một cửa chỉ mở tự động lên đến chiều cao khoảng 1,6m, nếu muốn cao hơn bạn phải có thêm 1 thao tác đẩy bằng lực.
Bỏ qua phần thiết kế có phần khó hiểu này trên BMW X1, tôi sẽ khám phá kĩ hơn không gian chứa đồ cũng như những trang bị tại khoang sau của xe. Theo công bố của nhà sản xuất, BMW X1 thế hệ thứ 2 sở hữu khoang chứa đồ có dung tích 505L, tuy nhiên nếu cần tăng dung tích này lên bạn sẽ chỉ cần thao tác bấm những nút bấm 2 bên thành để hàng ghế thứ 2 tự động gập phẳng xuống. Khi này dung tích đã lên đến 1.550L, khá là rộng. Ngoài ra, do BMW X1 thế hệ thứ 2 không có lốp dự phòng nên phía dưới mặt sàn khoang sau cùng sẽ còn có thêm một không gian chứa đồ nhỏ nữa khá tiện dụng.
Thiết kế nội thất
Nếu như ngoại thất của BMW X1 2016 là sự lột xác hoàn toàn thì nội thất của xe cũng nhận được khá nhiều những thay đổi theo hướng trẻ trung, năng động và tiện ích cho người dùng hơn. Bước vào bên trong xe, điểm nhấn đầu tiên mà tôi thấy được trên mẫu xe này chính là kiểu thiết kế tập trung tối đa vào người lái. Đưa tay chạm vào vô lăng, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại từ loại da bọc cao cấp. Tại đây, BMW không quên tích hợp những phím chức năng cơ bản như điều chỉnh âm thanh, đàm thoại rảnh tay hay giới hạn tốc độ của xe.
Chính giữa trung tâm bảng điều khiển là một màn hình giải trí kích thước 6,5 inch được làm đặt nổi, đây chính là một trong những kiểu thiết kế mới đang khá là thịnh hành trên những mẫu xe sang đến từ Đức. Tại đây bạn có thể điều chỉnh được khá nhiều chức năng khác nhau tuy nhiên thật tiếc là BMW kg sử dụng hệ điều khiển cảm ứng mà chỉ là loại điều khiển cơ. Phía dưới màn hình này là những chi tiết thiết kế quen thuộc như cửa điều hòa, nút xoay điều chỉnh nhiệt độ, âm lượng, ...
Phần giữa ngăn cách 2 ghế ngồi có sự xuất hiện của ngăn chứa đồ nhỏ như điện thoại, cốc, chai nước, hay một số đồ dùng cá nhân nhỏ khác. Cần số của BMW X1 thế hệ thứ 2 bọc da phía dưới, người dùng sẽ chuyển chế độ bằng cách ấn một nút bấm phía trước và kéo xuống vị các vị trí muốn sử dụng, đến đâu đèn xanh sẽ tự động sáng lên. Bên cạnh cần số là phanh tay điện tử, các chế độ lái như Comfort, Eco Pro và Sport.
Nói thêm về hệ thống iDrive được tích hợp trên BMW X1. Với hệ thống này, tôi có thể kết nối với các tính năng hữu ích, trong đó phải kể đến ConnectedDrive. Tại đây, bạn có thể liên hệ trực tiếp được đến các dịch vụ của BMW Service, hotline, ... rất hữu ích khi xe bạn gặp sự cố trên đường. Ngoài ra xe còn được trang bị 1 cổng USB, gương chiếu hậu chống chói, ghế ngồi bọc da, hàng ghế trước chỉnh điện trong đó ghế lái có khả năng nhớ 2 vị trí.
Tiến ra khoang sau, BMW X1 2016 sở hữu khoang sau khá là rộng rãi. Trên quãng đường di chuyển đến địa điểm chụp hình, chúng tôi có thử cho 3 người lớn cùng ngồi tại khoang này, điều khá ngạc nhiên cả 3 đều cảm thấy hài lòng mặc dù đây chỉ là một chiếc SAV cỡ nhỏ. Khoảng để chân cũng như khoảng cách đầu đến trần đều rất thoải mái kể cả người ngồi giữa. Tại đây, BMW X1 sở hữu cửa gió điều hoàn đặt giữa, một số ngăn chứa đồ nhỏ xuất hiện trên kệ tỳ tay đủ để bạn cất điện thoại, cốc hay chai nước khi di chuyển.
Khả năng vận hành
Sau khi khám phá chi tiết nội và ngoại thất của mẫu SAV cỡ nhỏ này, chúng tôi bắt đầu đi tìm hiểu xem ngồi sau vô-lăng chiếc xe này sẽ đem đến những cảm giác thú vị như thế nào. Thử thách đầu tiên mà chúng tôi muốn thử nghiệm chính là khả năng đi trong phố của mẫu xe này. Cảm nhận đầu tiên về BMW X1 thế hệ thứ 2 đó chính là cảm giác lái nhẹ nhàng, chính xác. Những chiếc xe của BMW từ trước đến nay vốn nổi tiếng với khả năng vận hành mạnh mẽ thế nên không quá ngạc nhiên khi chỉ với động cơ 3 xi-lanh 1.5L, 136 mã lực xe vẫn có gia tốc rất ấn tượng.
Tại vị trí ghế lái, tôi có một vùng quan sát khá là tốt, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp người lái có thể di chuyển an toàn trong những con phố đông đúc với những chiếc xe máy, ôtô liên tục áp sát và tiến lại từ nhiều phía khác nhau. Tuy nhiên một điểm hạn chế mà tôi nhận thấy được trên mẫu xe này chính là xe không được trang bị cảnh báo điểm mù 2 bên thân xe, một điểm thiếu khá đáng tiếc. Hơn thế nữa, mỗi khi dừng và đỗ vào một vị trí hẹp, BMW X1 luôn làm cho tôi phải toát mồ hôi bởi xe không được trang bị camera 360, một trong những điểm mà gần như phần lớn những chiếc xe sang hiện nay đều có.
Với chức năng phanh tay điện tử trên BMW X1 thế hệ thứ 2, mỗi khi tôi dừng đèn đỏ, kéo nhẹ hệ thống này cho hiện đèn màu đỏ, nếu cần số đã ở vị trí D, tôi chỉ cần tăng ga, phanh điện tử sẽ tự động nhả ra. Tuy nhiên một điểm hay khác ở chức năng này đó chính là khi tôi lỡ có đạp mạnh chân ga, xe cũng không lao nhanh về phía trước mà hệ thống sẽ hãm lực ga lại và xe vẫn chỉ từ từ lăn bánh.
Sau khi lòng vòng trong những con phố đông đúc, tôi quyết định thử khả năng vận hành của xe trên đường cao tốc để kiểm chứng khả năng tăng tốc cũng như độ ồn của xe khi chạy ở tốc độ cao. Như tôi đã nói ở trên mặc dù chỉ sở hữu sức mạnh 136 mã lực từ khối động cơ 3 xi-lanh 1.5L tuy nhiên X1 2016 vẫn có khả năng tăng tốc rất ấn tượng. Chỉ cần nhích nhẹ chân ga, xe nhanh chóng vọt về phía trước, từ 0 lên 60 và 100 km/h khá là nhanh chóng, hiện tượng ì tại vị trí đứng yên không quá lớn.
Tại tốc tốc độ 100 km/h, sau nhiều lần thử chuyển làn một cách nhanh, BMW X1 2016 cho tôi một cảm giác khá ổn định. Lực tác động ngược lại vào người ngồi khi chuyển làn nhanh không quá lớn tạo tư thế lái ổn định và dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ khi lưu thông trên đường. Một điểm khá đặc biệt trên mẫu xe này đó chính là hộp số 8 cấp có khả năng chuyển số rất êm và mượt. Gần như tôi không hề cảm nhận thấy được mỗi khi xe chuyển số.
Tuy nhiên, mạnh mẽ là thê, êm ái là thế BMW X1 2016 vẫn có một điểm hạn chế lớn mà tôi hy vọng trong những phiên bản cải tiến tiếp theo hãng xe Đức sẽ cải thiện đó chính là độ ồn trong khoang xe. Dù di chuyển ở tốc độ trung bình hay cao, tiếng lốp từ gầm xe vọng vào nghe khá là rõ đặc biệt là khi đi qua ổ gà hay gờ giảm tốc thì cực kì rõ rệt.
Là một dòng SAV đã dụng, một thành viên của giá đình X, thế nên việc trải nghiệm những con đường gồ ghề, địa hình khó là không thể thiếu được. Với những con đường ổ gà, ổ voi hơi mấp mô thì X1 2016 hoàn toàn có thể vượt qua một cách đơn giản. Nhờ hệ thống lái rất hay của BMW, tôi có thể dễ dàng đặt những chiếc bánh của xe vào các vị trí mà tôi muốn.
Tuy nhiên, với một mẫu xe sang, một mẫu SAV cỡ nhỏ dành cho đô thị và đặc biệt là việc sử dụng loại lốp run-flat, tôi cũng không quá ham thử thách những đoạn đường khó khăn hơn bởi chỉ một vết chém thôi thì điều tồi tệ sẽ đến đó là phải thay nguyên bộ lốp hoặc nhờ đến xe cứu hộ để đưa về cơ sở gần nhất để thay thế.
Sau 3 loại địa hình khác nhau, tôi quyết định quay trở lại với bài thử quen thuộc mà chúng tôi thường làm đó chính là chạy zic zắc. Tại bài này, tôi có thể thử khả năng giữ cân bằng của xe, sự linh hoạt của hệ thống lái, hệ thống xe khi vào cua gấp liên tục khi bật cân bằng điện tử và khi tắt. Đầu tiên với chế độ cân bằng điện tử hoạt động, vào bài với tốc độ 80 km/h, BMW 1 không hề bị mất lái mà vẫn hoàn toàn cân bằng, duy chỉ có một vài khúc cua sau, xe bắt đầu có độ văng đuôi lớn hơn đôi chút nhưng nhờ có ESP nên điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến độ ổn định khi đánh lái của tôi, một điều mà tôi cũng đã dự đoán từ trước.
Tuy nhiên với lần thử thứ 2 khi tắt chế độ cân bằng điện tử ESP mọi chuyện đã khác. Vẫn với tốc độ 80 km/h khi vào bài, gần như ngay lập tức đuôi xe đã có hiện tượng văng khá xa và chỉ đến lần vào cua thứ 3 tôi đã không thể cho xe chạy đúng bài bởi khi này nếu tiếp tục sẽ là cực kì nguy hiểm. Đó chỉ là những thử nghiệm an toàn của chúng tôi còn với các bạn khi điều khiển xe thông thường nếu như xe của bạn được trang bị ESP thì tôi khuyên các bạn luôn luôn lưu ý bật chế độ này lên để lái xe an toàn hơn.
>>> Ảnh chi tiết đánh giá BMW X1 thế hệ thứ 2
Đánh giá
Với hàng loạt thay đổi đáng kể cả ở ngoại thất và nội thất, BMW X1 thế hệ thứ 2 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng 2 đàn anh là X3 và X5. Giờ đây tại phân khúc SUV cỡ nhỏ tại thị trường Việt Nam, BMW X1 hoàn toàn có đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác đến từ Đức là Audi Q3 và Mercedes GLA. Tuy nhiên, muốn vươn xa và mạnh hơn nữa, chắc chắn hãng xe Đức cũng cần phải cải thiện một số điểm còn khuyết thiếu ở thế thế hệ thứ 2 của mẫu xe này trên những phiên bản tiếp theo.
Thông số kỹ thuật BMW X1 sDrive 18i 2016:
• Giá bán: 1.688.000.000 VNĐ • Kích thước tổng thể (d x r x c): 4.439 x 1.821 x 1.598 mm • Chiều dài cơ sở: 2.670 mm • Động cơ: 1.5L 3 xi-lanh thẳng hàng • Công suất cực đại: 136 mã lực tại 4.400 vòng/phút • Mô-men xoắn cực đại: 220 Nm tại 1.250 vòng/phút • Hộp số: tự động 8 cấp • Thông số lốp: 225/55 • Loại nhiên liệu: Xăng
- Video: Đánh giá chi tiết SUV cỡ nhỏ BMW X1 2016 giá gần 1,7 tỷ đồng
- Cận cảnh BMW X1 2016 chính hãng tại Việt Nam
Ảnh: Tới Nguyễn