thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Nếu muốn đánh giá chính xác về một mẫu xe, hãy đừng nghe những lời giới thiệu hoa mỹ, đừng “cưỡi ngựa xem hoa” chỉ một vài cây số. Bạn phải cầm lái, phải cảm nhận qua nhiều tình huống giao thông, qua nhiều loại địa hình trên một cung đường dài. Có như vậy, mọi tính năng, mọi ưu – nhược điểm của chiếc xe mới được bộc lộ một cách chân thực và khách quan nhất.
Hành trình trải nghiệm Mercedes-Benz V220d của chúng tôi kéo dài 7 ngày, đi dọc tuyến đường biển đẹp nhất Đông Nam Á[/i]
Hành trình trải nghiệm Mercedes-Benz V220d của chúng tôi kéo dài 7 ngày, đi dọc tuyến đường biển đẹp nhất Đông Nam Á từ Vũng Tàu đến Phú Yên. Cung đường này là cơ hội tốt để trải nghiệm một chiếc xe với nhiều địa hình xen lẫn và cũng dễ vào vai một người du lịch cùng gia đình, để hiểu những đồ đạc cần thiết mang theo nhiều đến thế nào.
Trong mỗi chuyến đi dài, chiếc xe đóng vai trò như một “ngôi nhà di động” giúp bạn có được những khoảng thời gian thoải mái để thưởng lãm vẻ đẹp của những miền đất lạ. Vì lẽ đó mà chúng tôi chọn Mercedes-Benz V220d. Và thực sự, chiếc MPV hạng sang cỡ lớn này đã để lại những ấn tượng khó quên đối với chúng tôi trong suốt hành trình bởi sự tiện dụng, an toàn và khả năng vận hành nổi bật.
Xứng danh “ngôi nhà di động”
Nếu ai đó hỏi tôi, bạn ấn tượng vớiMercedes-Benz V220d ở điểm nào, tôi sẽ không phải suy nghĩ lâu mà trả lời ngay rằng: Ấn tượng ngay khi “gặp” chiếc MPV hạng sang “nhà Mẹc” đó chính là sự rộng rãi, tiện nghi. Sẽ không có hành trình nào là quá dài với V-Class vì bạn luôn tìm được sự thoải mái, dễ chịu hệt như ở nhà.
Mercedes-Benz V220d xứng danh là “ngôi nhà di động” cho mọi cuộc hành trình[/i]
Chúng tôi bắt đầu rời thành phố biển Vũng Tàu khi mọi người vẫn đang “say ngủ”. Thời điểm mặt trời vừa mới ló rạng, tráng một lớp vàng óng ánh đầy sức sống lên vạn vật. Đoàn có 7 người, hành lý chuẩn bị cho nguyên 7 ngày không hề ít. Nào đồ cá nhân, đồ tác nghiệp, đồ phục vụ thiết yếu. May sao, “người bạn đồng hành” là một mẫu MPV cỡ lớn, khâu chở đồ cho chuyến đi dài coi như xong, cứ vậy ngồi mà tận hưởng, chẳng phải gò bó ngồi chung với hành lý.
Nói về sự thoải mái trong khoang xe của V220d đầu tiên phải nhắc đến ghế ngồi. Hệ thống ghế trên V220d có thiết kế rộng, ôm cả phần vai, độ nghiêng lớn. Vì thế mà mỗi ngày chúng tôi di chuyển hơn 300 km cũng không chút mệt mỏi. Hàng ghế trước chỉnh điện 10 hướng, nhớ 3 vị trí. Hàng ghế thứ 2 trượt, chỉnh 4 hướng. Tôi đặc biệt ấn tượng với hàng ghế 2 này. Nó có thể xoay 180 độ ra phía sau. “Hứng” lên, cả đoàn xoay ghế lại ngồi bàn bạc, làm việc như “trong nhà”. Chỉ có điều, ai đó sẽ gặp chút chóng mặt nếu ngồi ngược. Cuối cùng, hàng ghế thứ 3 chỉnh được độ ngả bằng tay, có thể ngả sâu khi gỡ đi tấm ngăn. Khi đã được trải nghiệm cả Kia Sedona và Honda Odyssey, tôi đánh giá, hàng ghế thứ 3 của Mercedes-Benz V220d thuộc loại tiện nghi và thoải mái nhất phân khúc với kích thước ghế lớn, cửa gió riêng biệt và tầm nhìn thoáng đãng.
Về cách bố trí khay đựng cốc, các điểm đựng cốc đặt thấp làm quá trình tiếp cận hơi khó khăn. Muốn lấy chai hoặc cốc nước đều phải cúi người khá sâu. Với người lái càng không thể trong quá trình di chuyển, bởi cúi người sẽ làm mất khả năng quan sát trong vài giây. Đối với hàng ghế thứ 2, người ngồi chỉ còn cách kẹp chai nước ở tấm lưới sau ghế trước, phần chứa đồ ở thành cửa không vừa một chai nước thông thường. Hàng ghế thứ 3 tiện lợi hơn, vị trí hộc đựng cốc ngang với phần đệm ngồi, tích hợp thêm 1 cổng sạc USB 12V.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d tới 2/3 quãng đường của cuộc hành trình, tôi không nghĩ mình đang ngồi sau vô-lăng của một chiếc MPV cỡ lớn. Bởi lẽ, thiết kế taplô và khu điều khiển trung tâm là rất đẹp mắt, khá giống với mẫu sedan C-Class nhưng lại rộng hơn. Các vật liệu sử dụng đều thuộc hàng cao cấp như gỗ, kim loại và da. Ở trung tâm là màn hình 7 inch, điều khiển bằng touchpad phía dưới và núm xoay. Tuy nhiên, phần trung tâm không có bệ tì tay như thông thường khiến việc điều chỉnh hơi hẫng tay dù đã có tựa tay ở mỗi ghế.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d tới 2/3 quãng đường của cuộc hành trình, tôi không nghĩ mình đang ngồi sau vô-lăng của một chiếc MPV cỡ lớn[/i]
Hệ thống giải trí kết nối qua Bluetooth, USB, CD, Radio. Đây là điểm rất cần thiết cho chuyến đi dài. Bởi lái xe hàng trăm km mỗi ngày, âm nhạc luôn khiến cả đoàn hứng khởi, tỉnh táo. Đi xa, lại “lạc” vào những vùng đất lạ, thẻ SD đặt thêm sử dụng cho hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu GPS giúp chúng tôi không phải bận tâm vì sợ đi lệch lộ trình. Cứ mỗi khi nghi ngờ, bật hệ thống GPS lên rồi yên tâm mà tin tưởng vào hệ thống dẫn đường.
Vị trí lái chẳng khác nào trên E-Class[/i]
Vô-lăng 3 chấu bọc da Nappa khá đẹp. Cụm đồng hồ với màn hình TFT 5,5 inch ở giữa, hiển thị đầy đủ các thông tin như dẫn đường, giải trí, tốc độ... Và màn hình này cũng là nơi báo khi tìm được vị trí đỗ xe và đưa ra câu hỏi xem người lái có cần lùi xe tự động vào chỗ đỗ hay không. Nút bấm phanh tay dường như không dùng đến, bởi hệ thống tự động kích hoạt khi hộp số về P và hủy khi đạp chân ga di chuyển. Chìa khóa thông minh được trang bị, nhưng tôi vẫn phải cắm chìa vì xe không đi kèm khởi động nút bấm Start/Stop.
Thiết kế hướng tới tính thực dụng
Trải nghiệm những cung đường biển đẹp nhất Việt Nam cùng Mercedes-Benz V220d, thêm một lần nữa, tôi thấy thấu hiểu tính thực dụng của người Đức. Mọi chi tiết thiết kế bên ngoài không chỉ đẹp mà đều có tính hữu ích nhất định khi sử dụng.
Mọi chi tiết thiết kế bên ngoài không chỉ đẹp mà đều có tính hữu ích nhất định khi sử dụng[/i]
Ngoại hình Mercedes-Benz V 220 d khá đồ sộ nhưng được mềm mại hóa nhờ ngôn ngữ thiết kế của hãng. Phần đầu xe là nơi ghi điểm lớn với lưới tản nhiệt 2 nan thể thao và đèn pha Full LED (mỗi bên 34 bóng LED) không lẫn vào đâu. Nét thiết kế tạo cho V 220 d ngoại hình cao cấp và năng động, khác biệt hẳn với các đối thủ đến từ châu Á.
Mercedes-Benz V 220 d có kích thước dài (5,14 mét) và cao (1,88 mét) nhất phân khúc MPV cỡ lớn tại Việt Nam nhưng không thô kệch khi nhìn ngang. Mọi thứ được cân đối lại bởi mâm xe tiêu chuẩn kích thước 17 inch. Nếu như các thương hiệu khác chọn cách thu hẹp phần kính hàng ghế sau để thể thao hóa phần đuôi, mẫu xe Đức này lại chọn không. Khoang kính thứ 3 trên V220d to bản, vuông vức nhằm tối đa hóa không gian bên trong. Vậy nên những người bạn của tôi ở hàng ghế thứ 3 cũng dễ dàng ngắm “trời cao biển rộng”.
Đèn hậu trên V-Class lại rất gọn gàng, nhưng dễ nhận diện từ xa do thiết kế sợi quang đổ đốc sắc nét. Khoang chứa đồ phía sau thì cực kỳ rộng, chia làm 2 tầng bởi tấm ngăn lớn. Tấm ngăn này có độ sâu chừng 5cm, phù hợp để chứa những đồ vật mỏng như sách báo hay lều trại gấp gọn. Nếu chở đồ vật lớn như gậy golf, hoàn toàn có thể gỡ tấm ngăn ra nhưng người dùng buộc phải thao tác bằng tay và trọng lượng của nó khá nặng.
Khoang hành lý của V 220 d có nền khá thấp, không phải gồng mình để xếp lên một chiếc vali nặng[/i]
Mỗi ngày chúng tôi lại nghỉ ở một địa danh khác nhau nên thường xuyên phải xếp/lấy đồ từ khoang hành lý và nhờ V 220 d, công việc nhẹ bớt đi phần nào. Khoang hành lý của V 220 d có nền khá thấp, không phải gồng mình để xếp lên một chiếc vali nặng. Hơn nữa, phần kính trên có thể mở độc lập để tiện cho việc thao tác ở tầng chứa đồ trên, một trong những điểm khác biệt của Mercedes V-Class so với những đối thủ khác.
Vận hành: Êm “trên từng cây số”
Cầm lái Mercedes-Benz V220d vượt qua chặng đường hơn 1.000 km từ Sài Gòn tới Phú Yên rồi trở về, tôi không có cảm giác giống như tài xế phục vụ ông chủ, bởi những công nghệ, tiện nghi, an toàn trang bị trên xe quả thực là “miễn chê”.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d vượt qua chặng đường hơn 1.000 km, khả năng vận hành của xe quả thực là “miễn chê”[/i]
Đường chúng tôi đi có lúc qua những khu dân cư đông đúc, có lúc qua đường xấu, nhỏ hẹp khi lại băng lướt qua những con đường thẳng tắp, khi qua những con đèo hiểm trở, qua núi cao, đèo sâu. Đó là cơ hội tốt để chúng tôi cảm nhận một cách đầy đủ nhất tính năng vận hành của chiếc xe.
Trên những con đường đông đúc, vô-lăng trợ lực điện biến thiên cho cảm giác hiểu xe ở từng dải tốc độ. Bởi vì điều khiển chính xác một chiếc xe nặng hơn 2 tấn “lăn bánh” trên đường hẹp và xấu đâu phải câu chuyện dễ dàng. Từng đoạn đường ghập ghềnh đầy ổ gà, nhưng lái V220d “nhẹ tênh”, xuất phát từ trạng thái hiểu xe, rồi đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hành trình trải nghiệm V220d của chúng tôi thú vị ở chỗ, cứ đi hết những con đường “khó nhằn”, cả đoàn lại gặp những đoạn ven biển thẳng băng, rộng “mênh mông” tuyệt đẹp. Chất lượng mặt đường tốt, đường không quá đông ở địa phận Bàu Trắng (Ninh Thuận) hay Đầm Môn (Nha Trang) tạo điều kiện lý tưởng để “thử sức” một chiếc xe. Mercedes-Benz V220d không thiên về cảm giác lái, mà là cảm giác tận hưởng cho người ngồi sau. Phản ứng thân xe và chân ga chậm nhằm chủ đích hạn chế rung lắc. Bàn đạp ga và phanh không “ngọt” như dòng xe du lịch thông thường, hơi cứng, tạo ra thế chân không mấy thoải mái trong thời gian đầu. Cách làm này một phần để tránh những cú thốc ga ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sự êm ái của các thành viên trong đoàn.
Những đoạn đường biển vừa rộng, vừa vắng người cũng chính là đất cho Cruise Control “dụng võ”. Tôi đã đã thiết lập ở mức 50 km/h và V-Class đã tự động “nhấn ga” giúp cho tôi rảnh chân hơn và chỉ việc đặt hờ chân vào bàn đạp phanh để phòng khi có tình huống bất ngờ. Thế rồi nhờ đó mà tự do ngó nghiêng, ngắm cảnh. Đoạn nào đẹp, cả đoàn dừng lại tác nghiệp, chụp hình, quay phim để ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất của cá nhân và “người bạn đồng hành” V-Class.
Nếu như những ngày đầu, chúng tôi có dịp thử khả năng vận hành tốc độ chậm trên những con lộ đông đúc, tốc độ cao trên những con đường biển thẳng tắp thì những ngày tiếp theo là những ngày để Mercedes-Benz V220d chinh phục đèo, dốc khi đến với vịnh Vĩnh Hy, mũi Đại Lãnh hay Ghềnh Đá Đĩa.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d, ôm những khúc cua ngặt mà thấy vô-lăng chắc nịch, xe bám lấy tâm đường gọn gàng[/i]
Cầm lái Mercedes-Benz V220d, ôm những khúc cua ngặt mà thấy vô-lăng chắc nịch, xe bám lấy tâm đường gọn gàng. Sử dụng động cơ diesel, chiếc MPV cỡ lớn dốc rất khỏe và bền bỉ. Trên con đường uốn lượn quanh co, dốc cao từ 8 đến 10%, tôi tận dụng món “vũ khí” cặp lẫy chuyển số trên vô-lăng để lên dốc, đổ đèo cho an toàn mà không phải dùng quá nhiều đến phanh. Khi vượt dốc, nhấn mạnh chân ga, V-Class dường như “bừng tỉnh”. Dù động cơ “kêu” lớn nhưng bù lại nó cung cấp một sức mạnh vừa đủ để dễ dàng giúp xe vượt qua mà không gặp bất kì trở ngại nào. Vô-lăng của xe cực kì chuẩn xác và chắc chắn, hệ thống cân bằng điện tử đã ngăn chặn toàn bộ những cú văng đuôi.
Ngồi trên V-Class, chúng tôi được tận hưởng một không gian đầy tiện nghi. Vật liệu da cao cấp, chỗ ngồi thoải mái, không gian để chân rộng rãi, nên dù ngồi suốt trên xe, chúng tôi vẫn có được một cảm giác dễ chịu. Nhờ sử dụng vật liệu cách âm tốt cùng hộp số tự động 7G-TRONIC Plus mượt mà, những tiếng ồn của gió và động cơ bên ngoài gần như không thể xâm lấn vào phía trong cabin.
Ngồi trên V-Class, chúng tôi được tận hưởng một không gian đầy tiện nghi[/i]
Nhớ nhất là khi Mercedes-Benz V220d vượt Đèo Cả dài tới 12km để đến mũi Đại Lãnh. Mới gần 4h sáng mà từng đoàn xe tải, công-ten-nơ xếp hàng dài nối nhau qua đèo. Vừa “rình rập” vượt được chiếc xe tải này thì lại gặp 3-4 chiếc khác đang ì ạch leo dốc. Đó là chưa kể đến những “bạn” xe khách cỡ lớn thường xuyên lấn đường, bật pha sáng chói, đổ đèo rầm rầm. Khó đi là thế, nhưng gồi sau vô-lăng Mercedes-Benz V-Class, chúng tôi cũng phần nào yên tâm.
Động cơ của Mercedes-Benz V220d giống với chiếc GLK220 CDI trước đây, là loại 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2,1 lít và dùng nhiên liệu diesel. Động cơ cho công suất 163 mã lực tại 3.800 vòng/phút và mô-men xoắn 380Nm tại 1.400-2.400 vòng/phút đủ khỏe để leo dốc và cũng đủ nhanh để tăng tốc vượt những chiếc công-ten-nơ dài ngoằng. Đèn pha “toàn LED” của V-Class sáng trưng cho chúng tôi một tầm quan sát tốt. Hệ thống an toàn của “Mẹc” thì khỏi nói. Phanh ABS, phanh khẩn cấp BAS, chống trượt khi tăng tốc ASR, ổn định thân xe điện tử ESP hay hệ thống cảnh báo mất tập trung trang bị trên V-Class đều góp phần giúp chúng tôi vượt đèo an toàn.
Động cơ xe đủ khỏe để leo dốc và cũng đủ nhanh để tăng tốc[/i]
Xe có 4 lựa chọn chế độ lái Tiết kiệm (Eco), Êm ái (Comfort), Thể thao (Sport) và Số tay (Manual) để chúng tôi có thể thoải mái lựa chọn tùy vào từng loại địa hình. Mỗi chế độ đều tác động vào phản ứng chân ga, hộp số, hệ thống treo và vô-lăng. Tuy nhiên, ít ai leo lên một chiếc MPV cỡ lớn để trải nghiệm lái thể thao hay cảm giác tăng tốc dính lưng ghế. Hai chế độ Eco và Comfort được tôi lựa chọn thường xuyên nhất, bởi nó phù hợp với bản chất của một chiếc xe gia đình để đi dài ngày như V220d. Hai chế độ còn lại (Sport và Manual) tỏ ra “thừa thãi”, ngay cả khi vượt những con dốc 10%. Nếu có dùng thì chỉ là thời điểm đổ đèo cần đến chế độ Manual qua lẫy chuyển số sau vô-lăng.
Khi kết thúc hành trình, cả đoàn 7 người của chúng tôi đều không chút mệt mỏi[/i]
Hộp số của V220d phản ứng hơi chậm chạp ở chế độ Comfort. Chế độ Sport giúp hộp số phản ứng nhanh hơn nhưng lại làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Đáng lẽ ra, hộp số phản ứng nhanh ngay ở chế độ Comfort sẽ khiến V220d phù hợp hơn với định vị khách hàng là gia đình hay bạn bè cùng nhau đi xa như chúng tôi. Có lẽ hãng muốn thiết lập theo đúng nghĩa Comfort và thỏa hiệp với những lúc chạy trong phố. Bù lại, hệ thống treo thích ứng làm việc khá hiệu quả, nó tự động điều chỉnh theo điều kiện mặt đường đang đi. Hơn nữa, nếu hệ thống treo phía trước đi vào ổ gà thì hệ thống treo phía sau sẽ tự điều chỉnh để đi qua ổ gà đó êm ái nhất có thể. Vì thế mà khi kết thúc hành trình, cả đoàn 7 người của chúng tôi đều không chút mệt mỏi, trái lại đầy hứng khởi “ôn lại” chặng đường ấn tượng đã qua.
Đánh giá
Có đi mới thấy Mercedes-Benz V220d thực sự phù hợp cho những chuyến đi xa dài ngày. Từ không gian chứa đồ rộng, sự thoải mái cho người ngồi cho đến khả năng vận hành êm ái trên nhiều loại địa hình. Mức giá cho một chiếc Mercedes-Benz V220d tại Việt Nam là 2,569 tỷ đồng - một mức giá “đáng đồng tiền bát gạo” để được sở hữu một “ngôi nhà di động” thực thụ.
Thông số kỹ thuật Mercedes-Benz V220d 2016:
• Kích thước tổng thể (d x r x c): 5.140 x 1.928 x 1.880 (mm)• Chiều dài cơ sở: 3.200 mm• Tự trọng/Tải trọng : 2.075/975 (kg)• Động cơ: Diesel I4, 7G-TRONIC PLUS• Dung tích xi-lanh: 2.143 (cc)• Công suất cực đại: 163 mã lực/3.800 vòng/phút• Mô-men xoắn cực đại: 380Nm/1.400-2.400 vòng/phút• Dẫn động: RWD• Hộp số: tự động 7 cấp• Thông số lốp: 205/65 R16• Loại nhiên liệu: Dầu Diesel• Dung tích bình nhiên liệu: 70+10L
Thế Đạt (Trithucthoidai)
Ảnh: Lê Hùng
Hành trình trải nghiệm Mercedes-Benz V220d của chúng tôi kéo dài 7 ngày, đi dọc tuyến đường biển đẹp nhất Đông Nam Á từ Vũng Tàu đến Phú Yên. Cung đường này là cơ hội tốt để trải nghiệm một chiếc xe với nhiều địa hình xen lẫn và cũng dễ vào vai một người du lịch cùng gia đình, để hiểu những đồ đạc cần thiết mang theo nhiều đến thế nào.
Trong mỗi chuyến đi dài, chiếc xe đóng vai trò như một “ngôi nhà di động” giúp bạn có được những khoảng thời gian thoải mái để thưởng lãm vẻ đẹp của những miền đất lạ. Vì lẽ đó mà chúng tôi chọn Mercedes-Benz V220d. Và thực sự, chiếc MPV hạng sang cỡ lớn này đã để lại những ấn tượng khó quên đối với chúng tôi trong suốt hành trình bởi sự tiện dụng, an toàn và khả năng vận hành nổi bật.
Xứng danh “ngôi nhà di động”
Nếu ai đó hỏi tôi, bạn ấn tượng vớiMercedes-Benz V220d ở điểm nào, tôi sẽ không phải suy nghĩ lâu mà trả lời ngay rằng: Ấn tượng ngay khi “gặp” chiếc MPV hạng sang “nhà Mẹc” đó chính là sự rộng rãi, tiện nghi. Sẽ không có hành trình nào là quá dài với V-Class vì bạn luôn tìm được sự thoải mái, dễ chịu hệt như ở nhà.
Chúng tôi bắt đầu rời thành phố biển Vũng Tàu khi mọi người vẫn đang “say ngủ”. Thời điểm mặt trời vừa mới ló rạng, tráng một lớp vàng óng ánh đầy sức sống lên vạn vật. Đoàn có 7 người, hành lý chuẩn bị cho nguyên 7 ngày không hề ít. Nào đồ cá nhân, đồ tác nghiệp, đồ phục vụ thiết yếu. May sao, “người bạn đồng hành” là một mẫu MPV cỡ lớn, khâu chở đồ cho chuyến đi dài coi như xong, cứ vậy ngồi mà tận hưởng, chẳng phải gò bó ngồi chung với hành lý.
Nói về sự thoải mái trong khoang xe của V220d đầu tiên phải nhắc đến ghế ngồi. Hệ thống ghế trên V220d có thiết kế rộng, ôm cả phần vai, độ nghiêng lớn. Vì thế mà mỗi ngày chúng tôi di chuyển hơn 300 km cũng không chút mệt mỏi. Hàng ghế trước chỉnh điện 10 hướng, nhớ 3 vị trí. Hàng ghế thứ 2 trượt, chỉnh 4 hướng. Tôi đặc biệt ấn tượng với hàng ghế 2 này. Nó có thể xoay 180 độ ra phía sau. “Hứng” lên, cả đoàn xoay ghế lại ngồi bàn bạc, làm việc như “trong nhà”. Chỉ có điều, ai đó sẽ gặp chút chóng mặt nếu ngồi ngược. Cuối cùng, hàng ghế thứ 3 chỉnh được độ ngả bằng tay, có thể ngả sâu khi gỡ đi tấm ngăn. Khi đã được trải nghiệm cả Kia Sedona và Honda Odyssey, tôi đánh giá, hàng ghế thứ 3 của Mercedes-Benz V220d thuộc loại tiện nghi và thoải mái nhất phân khúc với kích thước ghế lớn, cửa gió riêng biệt và tầm nhìn thoáng đãng.
Về cách bố trí khay đựng cốc, các điểm đựng cốc đặt thấp làm quá trình tiếp cận hơi khó khăn. Muốn lấy chai hoặc cốc nước đều phải cúi người khá sâu. Với người lái càng không thể trong quá trình di chuyển, bởi cúi người sẽ làm mất khả năng quan sát trong vài giây. Đối với hàng ghế thứ 2, người ngồi chỉ còn cách kẹp chai nước ở tấm lưới sau ghế trước, phần chứa đồ ở thành cửa không vừa một chai nước thông thường. Hàng ghế thứ 3 tiện lợi hơn, vị trí hộc đựng cốc ngang với phần đệm ngồi, tích hợp thêm 1 cổng sạc USB 12V.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d tới 2/3 quãng đường của cuộc hành trình, tôi không nghĩ mình đang ngồi sau vô-lăng của một chiếc MPV cỡ lớn. Bởi lẽ, thiết kế taplô và khu điều khiển trung tâm là rất đẹp mắt, khá giống với mẫu sedan C-Class nhưng lại rộng hơn. Các vật liệu sử dụng đều thuộc hàng cao cấp như gỗ, kim loại và da. Ở trung tâm là màn hình 7 inch, điều khiển bằng touchpad phía dưới và núm xoay. Tuy nhiên, phần trung tâm không có bệ tì tay như thông thường khiến việc điều chỉnh hơi hẫng tay dù đã có tựa tay ở mỗi ghế.
Hệ thống giải trí kết nối qua Bluetooth, USB, CD, Radio. Đây là điểm rất cần thiết cho chuyến đi dài. Bởi lái xe hàng trăm km mỗi ngày, âm nhạc luôn khiến cả đoàn hứng khởi, tỉnh táo. Đi xa, lại “lạc” vào những vùng đất lạ, thẻ SD đặt thêm sử dụng cho hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu GPS giúp chúng tôi không phải bận tâm vì sợ đi lệch lộ trình. Cứ mỗi khi nghi ngờ, bật hệ thống GPS lên rồi yên tâm mà tin tưởng vào hệ thống dẫn đường.
Vô-lăng 3 chấu bọc da Nappa khá đẹp. Cụm đồng hồ với màn hình TFT 5,5 inch ở giữa, hiển thị đầy đủ các thông tin như dẫn đường, giải trí, tốc độ... Và màn hình này cũng là nơi báo khi tìm được vị trí đỗ xe và đưa ra câu hỏi xem người lái có cần lùi xe tự động vào chỗ đỗ hay không. Nút bấm phanh tay dường như không dùng đến, bởi hệ thống tự động kích hoạt khi hộp số về P và hủy khi đạp chân ga di chuyển. Chìa khóa thông minh được trang bị, nhưng tôi vẫn phải cắm chìa vì xe không đi kèm khởi động nút bấm Start/Stop.
Trải nghiệm những cung đường biển đẹp nhất Việt Nam cùng Mercedes-Benz V220d, thêm một lần nữa, tôi thấy thấu hiểu tính thực dụng của người Đức. Mọi chi tiết thiết kế bên ngoài không chỉ đẹp mà đều có tính hữu ích nhất định khi sử dụng.
Ngoại hình Mercedes-Benz V 220 d khá đồ sộ nhưng được mềm mại hóa nhờ ngôn ngữ thiết kế của hãng. Phần đầu xe là nơi ghi điểm lớn với lưới tản nhiệt 2 nan thể thao và đèn pha Full LED (mỗi bên 34 bóng LED) không lẫn vào đâu. Nét thiết kế tạo cho V 220 d ngoại hình cao cấp và năng động, khác biệt hẳn với các đối thủ đến từ châu Á.
Mercedes-Benz V 220 d có kích thước dài (5,14 mét) và cao (1,88 mét) nhất phân khúc MPV cỡ lớn tại Việt Nam nhưng không thô kệch khi nhìn ngang. Mọi thứ được cân đối lại bởi mâm xe tiêu chuẩn kích thước 17 inch. Nếu như các thương hiệu khác chọn cách thu hẹp phần kính hàng ghế sau để thể thao hóa phần đuôi, mẫu xe Đức này lại chọn không. Khoang kính thứ 3 trên V220d to bản, vuông vức nhằm tối đa hóa không gian bên trong. Vậy nên những người bạn của tôi ở hàng ghế thứ 3 cũng dễ dàng ngắm “trời cao biển rộng”.
Đèn hậu trên V-Class lại rất gọn gàng, nhưng dễ nhận diện từ xa do thiết kế sợi quang đổ đốc sắc nét. Khoang chứa đồ phía sau thì cực kỳ rộng, chia làm 2 tầng bởi tấm ngăn lớn. Tấm ngăn này có độ sâu chừng 5cm, phù hợp để chứa những đồ vật mỏng như sách báo hay lều trại gấp gọn. Nếu chở đồ vật lớn như gậy golf, hoàn toàn có thể gỡ tấm ngăn ra nhưng người dùng buộc phải thao tác bằng tay và trọng lượng của nó khá nặng.
Mỗi ngày chúng tôi lại nghỉ ở một địa danh khác nhau nên thường xuyên phải xếp/lấy đồ từ khoang hành lý và nhờ V 220 d, công việc nhẹ bớt đi phần nào. Khoang hành lý của V 220 d có nền khá thấp, không phải gồng mình để xếp lên một chiếc vali nặng. Hơn nữa, phần kính trên có thể mở độc lập để tiện cho việc thao tác ở tầng chứa đồ trên, một trong những điểm khác biệt của Mercedes V-Class so với những đối thủ khác.
Vận hành: Êm “trên từng cây số”
Cầm lái Mercedes-Benz V220d vượt qua chặng đường hơn 1.000 km từ Sài Gòn tới Phú Yên rồi trở về, tôi không có cảm giác giống như tài xế phục vụ ông chủ, bởi những công nghệ, tiện nghi, an toàn trang bị trên xe quả thực là “miễn chê”.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d vượt qua chặng đường hơn 1.000 km, khả năng vận hành của xe quả thực là “miễn chê”[/i]
Đường chúng tôi đi có lúc qua những khu dân cư đông đúc, có lúc qua đường xấu, nhỏ hẹp khi lại băng lướt qua những con đường thẳng tắp, khi qua những con đèo hiểm trở, qua núi cao, đèo sâu. Đó là cơ hội tốt để chúng tôi cảm nhận một cách đầy đủ nhất tính năng vận hành của chiếc xe.
Trên những con đường đông đúc, vô-lăng trợ lực điện biến thiên cho cảm giác hiểu xe ở từng dải tốc độ. Bởi vì điều khiển chính xác một chiếc xe nặng hơn 2 tấn “lăn bánh” trên đường hẹp và xấu đâu phải câu chuyện dễ dàng. Từng đoạn đường ghập ghềnh đầy ổ gà, nhưng lái V220d “nhẹ tênh”, xuất phát từ trạng thái hiểu xe, rồi đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hành trình trải nghiệm V220d của chúng tôi thú vị ở chỗ, cứ đi hết những con đường “khó nhằn”, cả đoàn lại gặp những đoạn ven biển thẳng băng, rộng “mênh mông” tuyệt đẹp. Chất lượng mặt đường tốt, đường không quá đông ở địa phận Bàu Trắng (Ninh Thuận) hay Đầm Môn (Nha Trang) tạo điều kiện lý tưởng để “thử sức” một chiếc xe. Mercedes-Benz V220d không thiên về cảm giác lái, mà là cảm giác tận hưởng cho người ngồi sau. Phản ứng thân xe và chân ga chậm nhằm chủ đích hạn chế rung lắc. Bàn đạp ga và phanh không “ngọt” như dòng xe du lịch thông thường, hơi cứng, tạo ra thế chân không mấy thoải mái trong thời gian đầu. Cách làm này một phần để tránh những cú thốc ga ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sự êm ái của các thành viên trong đoàn.
Những đoạn đường biển vừa rộng, vừa vắng người cũng chính là đất cho Cruise Control “dụng võ”. Tôi đã đã thiết lập ở mức 50 km/h và V-Class đã tự động “nhấn ga” giúp cho tôi rảnh chân hơn và chỉ việc đặt hờ chân vào bàn đạp phanh để phòng khi có tình huống bất ngờ. Thế rồi nhờ đó mà tự do ngó nghiêng, ngắm cảnh. Đoạn nào đẹp, cả đoàn dừng lại tác nghiệp, chụp hình, quay phim để ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất của cá nhân và “người bạn đồng hành” V-Class.
Nếu như những ngày đầu, chúng tôi có dịp thử khả năng vận hành tốc độ chậm trên những con lộ đông đúc, tốc độ cao trên những con đường biển thẳng tắp thì những ngày tiếp theo là những ngày để Mercedes-Benz V220d chinh phục đèo, dốc khi đến với vịnh Vĩnh Hy, mũi Đại Lãnh hay Ghềnh Đá Đĩa.
Cầm lái Mercedes-Benz V220d, ôm những khúc cua ngặt mà thấy vô-lăng chắc nịch, xe bám lấy tâm đường gọn gàng. Sử dụng động cơ diesel, chiếc MPV cỡ lớn dốc rất khỏe và bền bỉ. Trên con đường uốn lượn quanh co, dốc cao từ 8 đến 10%, tôi tận dụng món “vũ khí” cặp lẫy chuyển số trên vô-lăng để lên dốc, đổ đèo cho an toàn mà không phải dùng quá nhiều đến phanh. Khi vượt dốc, nhấn mạnh chân ga, V-Class dường như “bừng tỉnh”. Dù động cơ “kêu” lớn nhưng bù lại nó cung cấp một sức mạnh vừa đủ để dễ dàng giúp xe vượt qua mà không gặp bất kì trở ngại nào. Vô-lăng của xe cực kì chuẩn xác và chắc chắn, hệ thống cân bằng điện tử đã ngăn chặn toàn bộ những cú văng đuôi.
Ngồi trên V-Class, chúng tôi được tận hưởng một không gian đầy tiện nghi. Vật liệu da cao cấp, chỗ ngồi thoải mái, không gian để chân rộng rãi, nên dù ngồi suốt trên xe, chúng tôi vẫn có được một cảm giác dễ chịu. Nhờ sử dụng vật liệu cách âm tốt cùng hộp số tự động 7G-TRONIC Plus mượt mà, những tiếng ồn của gió và động cơ bên ngoài gần như không thể xâm lấn vào phía trong cabin.
Nhớ nhất là khi Mercedes-Benz V220d vượt Đèo Cả dài tới 12km để đến mũi Đại Lãnh. Mới gần 4h sáng mà từng đoàn xe tải, công-ten-nơ xếp hàng dài nối nhau qua đèo. Vừa “rình rập” vượt được chiếc xe tải này thì lại gặp 3-4 chiếc khác đang ì ạch leo dốc. Đó là chưa kể đến những “bạn” xe khách cỡ lớn thường xuyên lấn đường, bật pha sáng chói, đổ đèo rầm rầm. Khó đi là thế, nhưng gồi sau vô-lăng Mercedes-Benz V-Class, chúng tôi cũng phần nào yên tâm.
Động cơ của Mercedes-Benz V220d giống với chiếc GLK220 CDI trước đây, là loại 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2,1 lít và dùng nhiên liệu diesel. Động cơ cho công suất 163 mã lực tại 3.800 vòng/phút và mô-men xoắn 380Nm tại 1.400-2.400 vòng/phút đủ khỏe để leo dốc và cũng đủ nhanh để tăng tốc vượt những chiếc công-ten-nơ dài ngoằng. Đèn pha “toàn LED” của V-Class sáng trưng cho chúng tôi một tầm quan sát tốt. Hệ thống an toàn của “Mẹc” thì khỏi nói. Phanh ABS, phanh khẩn cấp BAS, chống trượt khi tăng tốc ASR, ổn định thân xe điện tử ESP hay hệ thống cảnh báo mất tập trung trang bị trên V-Class đều góp phần giúp chúng tôi vượt đèo an toàn.
Xe có 4 lựa chọn chế độ lái Tiết kiệm (Eco), Êm ái (Comfort), Thể thao (Sport) và Số tay (Manual) để chúng tôi có thể thoải mái lựa chọn tùy vào từng loại địa hình. Mỗi chế độ đều tác động vào phản ứng chân ga, hộp số, hệ thống treo và vô-lăng. Tuy nhiên, ít ai leo lên một chiếc MPV cỡ lớn để trải nghiệm lái thể thao hay cảm giác tăng tốc dính lưng ghế. Hai chế độ Eco và Comfort được tôi lựa chọn thường xuyên nhất, bởi nó phù hợp với bản chất của một chiếc xe gia đình để đi dài ngày như V220d. Hai chế độ còn lại (Sport và Manual) tỏ ra “thừa thãi”, ngay cả khi vượt những con dốc 10%. Nếu có dùng thì chỉ là thời điểm đổ đèo cần đến chế độ Manual qua lẫy chuyển số sau vô-lăng.
Hộp số của V220d phản ứng hơi chậm chạp ở chế độ Comfort. Chế độ Sport giúp hộp số phản ứng nhanh hơn nhưng lại làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Đáng lẽ ra, hộp số phản ứng nhanh ngay ở chế độ Comfort sẽ khiến V220d phù hợp hơn với định vị khách hàng là gia đình hay bạn bè cùng nhau đi xa như chúng tôi. Có lẽ hãng muốn thiết lập theo đúng nghĩa Comfort và thỏa hiệp với những lúc chạy trong phố. Bù lại, hệ thống treo thích ứng làm việc khá hiệu quả, nó tự động điều chỉnh theo điều kiện mặt đường đang đi. Hơn nữa, nếu hệ thống treo phía trước đi vào ổ gà thì hệ thống treo phía sau sẽ tự điều chỉnh để đi qua ổ gà đó êm ái nhất có thể. Vì thế mà khi kết thúc hành trình, cả đoàn 7 người của chúng tôi đều không chút mệt mỏi, trái lại đầy hứng khởi “ôn lại” chặng đường ấn tượng đã qua.
Có đi mới thấy Mercedes-Benz V220d thực sự phù hợp cho những chuyến đi xa dài ngày. Từ không gian chứa đồ rộng, sự thoải mái cho người ngồi cho đến khả năng vận hành êm ái trên nhiều loại địa hình. Mức giá cho một chiếc Mercedes-Benz V220d tại Việt Nam là 2,569 tỷ đồng - một mức giá “đáng đồng tiền bát gạo” để được sở hữu một “ngôi nhà di động” thực thụ.
Thông số kỹ thuật Mercedes-Benz V220d 2016:
• Kích thước tổng thể (d x r x c): 5.140 x 1.928 x 1.880 (mm)• Chiều dài cơ sở: 3.200 mm• Tự trọng/Tải trọng : 2.075/975 (kg)• Động cơ: Diesel I4, 7G-TRONIC PLUS• Dung tích xi-lanh: 2.143 (cc)• Công suất cực đại: 163 mã lực/3.800 vòng/phút• Mô-men xoắn cực đại: 380Nm/1.400-2.400 vòng/phút• Dẫn động: RWD• Hộp số: tự động 7 cấp• Thông số lốp: 205/65 R16• Loại nhiên liệu: Dầu Diesel• Dung tích bình nhiên liệu: 70+10L
Thế Đạt (Trithucthoidai)
Ảnh: Lê Hùng