thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Đến Zambia, chúng tôi mua loại vé xịn nhất, đắt nhất, hỏi han, xem xét xe kỹ lưỡng. Tài xế cam đoan là xe không chở quá số khách yêu cầu, không chở hàng hóa, chỉ chở người. Xe khách là loại đời mới, có ti vi, đầu DVD chiếu phim phục vụ hành khách, máy lạnh v.v.. Quả thật xe không chở hàng hóa, chỗ ngồi thoải mái.
Xe khách ở Zambia rất hiện đại nên đi lại thuận tiện. Hiềm nỗi, nhà xe mở ti vi ra rả cả đêm và luôn có nguy cơ đâm phải động vật hoang dã
Chúng tôi lại chọn mua vé từ sớm, đặt chỗ ở hàng ghế đầu. Mọi việc diễn ra thuận lợi và tốt đẹp cho đến tối.
Tiếng ti vi thay tiếng ngáy
Nhà xe bắt đầu bật ti vi chiếu phim phục vụ khán giả, những bộ phim truyền hình của Zambia thể loại soap opera. Họ bật tiếng rất to và bật suốt đêm. Hành khách trên xe xem có vẻ say sưa và thích thú, thỉnh thoảng dăm ba người bàn bạc, tán thưởng hoặc bất đồng với nội dung phim kiểu tình yêu tay năm tay ba, khác biệt giai cấp, chỉ khổ cho chúng tôi, những hành khách phương xa phải chịu cực hình suốt đêm.
Cả ngày lang thang vất vưởng, hi vọng đến tối sẽ được ngủ trên xe có máy lạnh lấy lại sức, ai ngờ bị tra tấn màng nhĩ suốt đêm. Một người bạn hỏi anh phụ xe là tại sao buổi đêm lại bật ti vi ra rả mà không tắt đi để mọi người ngủ. Anh phụ xe ngạc nhiên hỏi lại. Tại sao lại phải tắt đi. Mọi người ai cũng thích xem mà. Tôi nghĩ bụng chắc ở châu Phi không phải nhà nào cũng có ti vi. Xe khách có phục vụ chiếu phim chính là một điểm cạnh tranh của hãng xe này. Tôi nhờ anh ta vặn nhỏ hộ âm thanh vì loa ở ngay trên đầu chúng tôi và bật rất to. Tôi không thể nào ngủ nổi. Anh ta ậm ừ và sau vài lần nhắc đi nhắc lại, đến 5 giờ sáng, anh ta vặn nhỏ hơn được một chút.
Trên một số chuyến xe khách đường dài, tôi để ý thấy có những chặng đường xe dừng lại để cho những người lính mặc đồ rằn ri, tay cầm tiểu liên lên xe ngồi ngay hàng ghế đầu tiên và tháp tùng suốt một chặng đường dài, họ xuống ở trạm kiểm soát sau và lên xe đi chiều ngược lại. Tôi hỏi chuyện anh bạn ngồi bên cạnh và được biết rằng một số đoạn đường thường xảy ra cướp có vũ trang cho nên các hãng xe uy tín hoặc muốn thu hút khách hàng thường thuê dịch vụ bảo vệ của quân đội, cảnh sát.
Trên chuyến xe khách từ thành phố biển Mombasa đi Nairobi, thủ đô của Kenya, hành khách phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân để mua vé và nhập dữ liệu vào máy tính. Khi lên xe bị kiểm tra hành lý, khám xét người bằng máy dò kim loại. Năm 2002, có một vụ đánh bom tự sát trên xe khách du lịch mà sau đó tổ chức khủng bố Alqeda nhận trách nhiệm. Trong số người thiệt mạng có năm du khách quốc tế.
Ở châu Phi chuyện xe buýt chạy chậm hơn giờ quy định là chuyện thường. Xe chỉ chạy khi có đủ khách, cho dù giờ xuất phát là 8 giờ sáng nhưng nếu không có đủ khách thì có đến tối xe cũng không chạy. Nhưng lần này đoạn đường cần đi chỉ có hơn 100km nhưng đi xe buýt phải mất gần hai ngày mới đến nơi quả đúng là chuyện chỉ có thể xảy ra ở châu Phi.
Trên đường từ Lusaka, thủ đô của Malawi đến vịnh Con khỉ (Monkey Bay), quãng đường khoảng hơn 100km, giờ khởi hành là 13 giờ nhưng vì là xe buýt loại lớn có đến 65 chỗ ngồi cho nên mãi 18 giờ xe mới đón đủ khách để xuất phát và sẽ chạy vòng xuống một điểm khác để đón trả khách trước khi đến vịnh Con khỉ. Đến 21 giờ, chúng tôi mới đến điểm trung gian đón trả khách. Trời tối dần, hành khách trên xe yên ắng, chìm dần vào giấc ngủ. Không gian xung quanh tĩnh lặng như tờ. Tôi cũng ngủ quên lúc nào không biết.
Tai nạn hi hữu
Đột nhiên, một tiếng động mạnh, xe rung chuyển. Mọi người giật mình, bàng hoàng tỉnh dậy. Chắc chắn là xe đâm phải cái gì. Chắc chắn là tai nạn, không biết có ai làm sao không? Chúng tôi nhìn nhau, nhìn hành khách, may mắn không có ai việc gì. Một ai đó nói “đâm chết người rồi”. “Không phải, đâm chết hà mã”, ông phụ xe cải chính lại. Mọi người đổ dồn lên phía trước xem chuyện gì xảy ra. Tôi cũng dụi dụi mắt, mắt nhắm mắt mở nhìn xem cái gì, ngoài trời tối đen như mực không nhìn rõ cái gì cả. Đột nhiên, tôi thấy một con vật to khủng khiếp đứng dậy ngay trước đầu xe. Bác tài lùi xe lại. Tôi định thần thấy đó là một con hà mã đang đủng đỉnh lẩn vào rừng.
Xe dừng lại, tài xế và phụ xe chạy xuống xem xét tình hình. Tôi cũng đi xuống và thấy nguyên một cái lỗ to đùng ở đằng trước xe, kính xe vỡ nát nằm dưới đường, bộ phận làm mát máy bị bung ra, nước làm mát chảy tung tóe khắp nơi. Lái xe gọi điện thoại báo cho trung tâm điều hành, thông báo về tai nạn, thông báo với kiểm lâm. Điều kỳ lạ là một chiếc xe buýt loại lớn, chở 65 hành khách đâm phải hà mã. Con hà mã không làm sao cả, đứng dậy thản nhiên bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, trong khi chiếc xe lại bị thủng một lỗ lớn, hỏng không chạy được.
Đêm đó chúng tôi phải ngủ lại trên đường. Được cái trời đêm châu Phi trong vắt, nhìn rõ dải thiên hà lung linh trong đám sao trời. Tôi đành lấy iPod ra, lắp tai nghe vào để cho anh chàng ca sỹ pop jazz Michael Buble ru ngủ. Phải nói rằng, được tận mắt ngắm trời đêm châu Phi, tai nghe bản I’m feeling good làm cho vụ tai nạn phải nằm lại giữa đường này chỉ là chuyện nhỏ. Đúng là Hakuna mattata (tiếng Swahili có nghĩa là quẳng gánh lo âu mà vui sống). Sáng ra dân làng tò mò kéo ra xem vụ tai nạn xe ô tô đâm phải hà mã. Khi nhìn thấy chúng tôi, họ càng ngạc nhiên hơn như nhìn thấy người ngoài hành tinh. Có lẽ năm thì mười họa mới có cái xe chở người nước ngoài đụng phải hà mã, hỏng xe phải đỗ lại ở cái xóm làng hẻo lánh này. Tôi nhờ mấy người trên xe dạy cho dăm ba câu chào hỏi và thò đầu qua cửa sổ nói “Muwadzuka bwanji” (nghĩa là chào buổi sáng). Người dân địa phương khoái lắm, toét miệng cười. Những đứa trẻ khoái chí, đua nhau hét lên chào lại.
Sau một hồi lịch sự chào đi chào lại từng đứa trẻ một, mệt quá, tôi quay vào học thêm ngoại ngữ rồi lại thò đầu ra cửa xe nói “chào tất cả”. Người dân địa phương càng khoái chí và có vẻ cảm nhận được sự hài hước của một nền văn hóa khác.
Do xe khách bị hỏng và đã đợi một đêm, các hành khách khác cũng đã tiếp tục hành trình trên những chiếc xe matola, tiếng địa phương chỉ loại xe bán tải nhưng dùng để chở người. Khi nhìn thấy những chiếc xe mantola chạy trên đường hoạt động như xe khách, chở đầy người đằng sau với hàng hóa, chúng tôi ngạc nhiên lắm. Đợi đến gần trưa cũng không có xe khách nào đi qua, mỗi ngày một chuyến mà khởi hành giống hôm qua chắc phải đến tối mới có, không có sự lựa chọn nào khác, chúng tôi cũng đành phải nhảy lên thùng xe mantola chung với gần 20 người khác.
Thử tưởng tượng một cái thùng xe khoảng 4-5m2 mà nhồi 20 người cộng với hàng hóa, chạy trên con đường đất đỏ bụi mù, đầy ổ gà, ổ trâu. Xe thường phải chạy bên mép đường cho bớt xóc và luôn luôn ở trong tình trạng nghiêng sang một bên làm người và hàng hóa trên thùng xe cũng nghiêng ngả theo cứ như chơi trò đi xe cảm giác mạnh vậy. Trời nóng, mặt trời rọi thẳng trên đỉnh đầu, mồ hôi mồ kê túa ra nhễ nhại, đủ thứ mùi bốc lên nhưng cũng không dám bỏ tay đang bám vào thành xe ra để bịt mũi, cũng may tôi có cái khăn tay có thể bịt mặt để che bụi lẫn giảm bớt mùi. Sau này, trong suốt hành trình châu Phi còn lại, tôi có sáng kiến là tặng giấy thơm loại khăn ướt cho hành khách đi cùng xe.
Việt Anh (TTTĐ/Nguoidothi)
Xe khách ở Zambia rất hiện đại nên đi lại thuận tiện. Hiềm nỗi, nhà xe mở ti vi ra rả cả đêm và luôn có nguy cơ đâm phải động vật hoang dã
Chúng tôi lại chọn mua vé từ sớm, đặt chỗ ở hàng ghế đầu. Mọi việc diễn ra thuận lợi và tốt đẹp cho đến tối.
Tiếng ti vi thay tiếng ngáy
Nhà xe bắt đầu bật ti vi chiếu phim phục vụ khán giả, những bộ phim truyền hình của Zambia thể loại soap opera. Họ bật tiếng rất to và bật suốt đêm. Hành khách trên xe xem có vẻ say sưa và thích thú, thỉnh thoảng dăm ba người bàn bạc, tán thưởng hoặc bất đồng với nội dung phim kiểu tình yêu tay năm tay ba, khác biệt giai cấp, chỉ khổ cho chúng tôi, những hành khách phương xa phải chịu cực hình suốt đêm.
Cả ngày lang thang vất vưởng, hi vọng đến tối sẽ được ngủ trên xe có máy lạnh lấy lại sức, ai ngờ bị tra tấn màng nhĩ suốt đêm. Một người bạn hỏi anh phụ xe là tại sao buổi đêm lại bật ti vi ra rả mà không tắt đi để mọi người ngủ. Anh phụ xe ngạc nhiên hỏi lại. Tại sao lại phải tắt đi. Mọi người ai cũng thích xem mà. Tôi nghĩ bụng chắc ở châu Phi không phải nhà nào cũng có ti vi. Xe khách có phục vụ chiếu phim chính là một điểm cạnh tranh của hãng xe này. Tôi nhờ anh ta vặn nhỏ hộ âm thanh vì loa ở ngay trên đầu chúng tôi và bật rất to. Tôi không thể nào ngủ nổi. Anh ta ậm ừ và sau vài lần nhắc đi nhắc lại, đến 5 giờ sáng, anh ta vặn nhỏ hơn được một chút.
Trên một số chuyến xe khách đường dài, tôi để ý thấy có những chặng đường xe dừng lại để cho những người lính mặc đồ rằn ri, tay cầm tiểu liên lên xe ngồi ngay hàng ghế đầu tiên và tháp tùng suốt một chặng đường dài, họ xuống ở trạm kiểm soát sau và lên xe đi chiều ngược lại. Tôi hỏi chuyện anh bạn ngồi bên cạnh và được biết rằng một số đoạn đường thường xảy ra cướp có vũ trang cho nên các hãng xe uy tín hoặc muốn thu hút khách hàng thường thuê dịch vụ bảo vệ của quân đội, cảnh sát.
Trên chuyến xe khách từ thành phố biển Mombasa đi Nairobi, thủ đô của Kenya, hành khách phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân để mua vé và nhập dữ liệu vào máy tính. Khi lên xe bị kiểm tra hành lý, khám xét người bằng máy dò kim loại. Năm 2002, có một vụ đánh bom tự sát trên xe khách du lịch mà sau đó tổ chức khủng bố Alqeda nhận trách nhiệm. Trong số người thiệt mạng có năm du khách quốc tế.
Ở châu Phi chuyện xe buýt chạy chậm hơn giờ quy định là chuyện thường. Xe chỉ chạy khi có đủ khách, cho dù giờ xuất phát là 8 giờ sáng nhưng nếu không có đủ khách thì có đến tối xe cũng không chạy. Nhưng lần này đoạn đường cần đi chỉ có hơn 100km nhưng đi xe buýt phải mất gần hai ngày mới đến nơi quả đúng là chuyện chỉ có thể xảy ra ở châu Phi.
Trên đường từ Lusaka, thủ đô của Malawi đến vịnh Con khỉ (Monkey Bay), quãng đường khoảng hơn 100km, giờ khởi hành là 13 giờ nhưng vì là xe buýt loại lớn có đến 65 chỗ ngồi cho nên mãi 18 giờ xe mới đón đủ khách để xuất phát và sẽ chạy vòng xuống một điểm khác để đón trả khách trước khi đến vịnh Con khỉ. Đến 21 giờ, chúng tôi mới đến điểm trung gian đón trả khách. Trời tối dần, hành khách trên xe yên ắng, chìm dần vào giấc ngủ. Không gian xung quanh tĩnh lặng như tờ. Tôi cũng ngủ quên lúc nào không biết.
Tai nạn hi hữu
Đột nhiên, một tiếng động mạnh, xe rung chuyển. Mọi người giật mình, bàng hoàng tỉnh dậy. Chắc chắn là xe đâm phải cái gì. Chắc chắn là tai nạn, không biết có ai làm sao không? Chúng tôi nhìn nhau, nhìn hành khách, may mắn không có ai việc gì. Một ai đó nói “đâm chết người rồi”. “Không phải, đâm chết hà mã”, ông phụ xe cải chính lại. Mọi người đổ dồn lên phía trước xem chuyện gì xảy ra. Tôi cũng dụi dụi mắt, mắt nhắm mắt mở nhìn xem cái gì, ngoài trời tối đen như mực không nhìn rõ cái gì cả. Đột nhiên, tôi thấy một con vật to khủng khiếp đứng dậy ngay trước đầu xe. Bác tài lùi xe lại. Tôi định thần thấy đó là một con hà mã đang đủng đỉnh lẩn vào rừng.
Xe dừng lại, tài xế và phụ xe chạy xuống xem xét tình hình. Tôi cũng đi xuống và thấy nguyên một cái lỗ to đùng ở đằng trước xe, kính xe vỡ nát nằm dưới đường, bộ phận làm mát máy bị bung ra, nước làm mát chảy tung tóe khắp nơi. Lái xe gọi điện thoại báo cho trung tâm điều hành, thông báo về tai nạn, thông báo với kiểm lâm. Điều kỳ lạ là một chiếc xe buýt loại lớn, chở 65 hành khách đâm phải hà mã. Con hà mã không làm sao cả, đứng dậy thản nhiên bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, trong khi chiếc xe lại bị thủng một lỗ lớn, hỏng không chạy được.
Đêm đó chúng tôi phải ngủ lại trên đường. Được cái trời đêm châu Phi trong vắt, nhìn rõ dải thiên hà lung linh trong đám sao trời. Tôi đành lấy iPod ra, lắp tai nghe vào để cho anh chàng ca sỹ pop jazz Michael Buble ru ngủ. Phải nói rằng, được tận mắt ngắm trời đêm châu Phi, tai nghe bản I’m feeling good làm cho vụ tai nạn phải nằm lại giữa đường này chỉ là chuyện nhỏ. Đúng là Hakuna mattata (tiếng Swahili có nghĩa là quẳng gánh lo âu mà vui sống). Sáng ra dân làng tò mò kéo ra xem vụ tai nạn xe ô tô đâm phải hà mã. Khi nhìn thấy chúng tôi, họ càng ngạc nhiên hơn như nhìn thấy người ngoài hành tinh. Có lẽ năm thì mười họa mới có cái xe chở người nước ngoài đụng phải hà mã, hỏng xe phải đỗ lại ở cái xóm làng hẻo lánh này. Tôi nhờ mấy người trên xe dạy cho dăm ba câu chào hỏi và thò đầu qua cửa sổ nói “Muwadzuka bwanji” (nghĩa là chào buổi sáng). Người dân địa phương khoái lắm, toét miệng cười. Những đứa trẻ khoái chí, đua nhau hét lên chào lại.
Sau một hồi lịch sự chào đi chào lại từng đứa trẻ một, mệt quá, tôi quay vào học thêm ngoại ngữ rồi lại thò đầu ra cửa xe nói “chào tất cả”. Người dân địa phương càng khoái chí và có vẻ cảm nhận được sự hài hước của một nền văn hóa khác.
Do xe khách bị hỏng và đã đợi một đêm, các hành khách khác cũng đã tiếp tục hành trình trên những chiếc xe matola, tiếng địa phương chỉ loại xe bán tải nhưng dùng để chở người. Khi nhìn thấy những chiếc xe mantola chạy trên đường hoạt động như xe khách, chở đầy người đằng sau với hàng hóa, chúng tôi ngạc nhiên lắm. Đợi đến gần trưa cũng không có xe khách nào đi qua, mỗi ngày một chuyến mà khởi hành giống hôm qua chắc phải đến tối mới có, không có sự lựa chọn nào khác, chúng tôi cũng đành phải nhảy lên thùng xe mantola chung với gần 20 người khác.
Thử tưởng tượng một cái thùng xe khoảng 4-5m2 mà nhồi 20 người cộng với hàng hóa, chạy trên con đường đất đỏ bụi mù, đầy ổ gà, ổ trâu. Xe thường phải chạy bên mép đường cho bớt xóc và luôn luôn ở trong tình trạng nghiêng sang một bên làm người và hàng hóa trên thùng xe cũng nghiêng ngả theo cứ như chơi trò đi xe cảm giác mạnh vậy. Trời nóng, mặt trời rọi thẳng trên đỉnh đầu, mồ hôi mồ kê túa ra nhễ nhại, đủ thứ mùi bốc lên nhưng cũng không dám bỏ tay đang bám vào thành xe ra để bịt mũi, cũng may tôi có cái khăn tay có thể bịt mặt để che bụi lẫn giảm bớt mùi. Sau này, trong suốt hành trình châu Phi còn lại, tôi có sáng kiến là tặng giấy thơm loại khăn ướt cho hành khách đi cùng xe.
Việt Anh (TTTĐ/Nguoidothi)