Xứ sở chuột túi là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới. Điều này có được do chính phủ Australia luôn trích một khoản ngân sách đáng kể đảm bảo trang bị tốt nhất cho người tham gia giao thông với hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng như đường sá và biển chỉ dẫn nhằm đảm bảo an toàn tối đa.
Những con đường ở Australia luôn trong tình trạng kiểm soát cẩn thận, hạn chế tối thiểu những đoạn đường lồi lõm, ổ gà có thể dẫn đến tai nạn. Ở bang Victoria, nếu xe vô tình bị tổn hại do ổ gà, lái xe hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường và xin lỗi từ Cục quản lý giao thông bang Victoria - Vicroads.
Để lấy bằng lái ở xứ sở chuột túi không phải điều dễ dàng.[/i]
Luật giao thông tại Australia vô cùng chặt chẽ, bắt buộc người tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân thủ nếu không muốn chịu phạt nặng nề. Tùng Linh, du học sinh Việt tại Australia nhớ lại vé phạt duy nhất đến lúc này gần 140 USD vì đỗ xe sai quy định. Một số lỗi đỗ khác như đỗ lên cỏ gần 85 USD, đỗ sai chiều xe chạy gần 190 USD.
Người không thắt dây an toàn khi đi xe bị phạt khoảng 190 USD, người cầm lái sử dụng điện thoại trực tiếp trên tay là 470 USD, các mức phạt cao hơn được áp dụng đối với trường hợp vượt đèn đỏ hay sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Thông thường việc kiểm soát các hành vi vi phạm thường ghi lại qua camera rồi gửi phiếu phạt về địa chỉ đăng ký của chủ xe. Việc chậm trễ nộp phạt sẽ khiến mức phạt tăng lên từng ngày.
Thực sự việc lái xe an toàn ở Australia khá dễ dàng nếu như bạn biết “làm cho xe chạy” và tuân thủ luật lệ, các biển chỉ dẫn rõ ràng trên đường. Điều khiển xe dễ chịu hơn rất nhiều khi những tài xế khác trên đường cũng là những người tham gia giao thông lịch sự.
Văn hóa lái xe của người Australia từ tốn, kiên nhẫn nhường đường cho những tài xế khác nhằm đảm bảo an toàn, không cản trở lưu thông trên đường. Nhờ vậy, những người mới lái sẽ cảm thấy tự tin hơn khi cầm lái vì không phải chịu áp lực từ tiếng còi xe ồn ào mà dẫn đến vội vàng, lúng túng gây ra lỗi điều khiển. Ý thức tham gia giao thông tại đây có thể phần nào do luật giao thông chặt chẽ và mức phạt nặng nề, và một phần lớn bắt nguồn từ quá trình khó khăn, tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc để có thể cầm được chiếc bằng lái ở xứ sở chuột túi.
Quy trình học lái xe an toàn ở Australia chi tiết từ lý thuyết đến thực hành. Có 6 bang tại Australia, mỗi bang lại có điểm quy định riêng biệt về quy trình. Trên lý thuyết, người sống tại Australia muốn lấy được bằng lái xe như bằng lái ở Việt Nam thường phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản với tổng thời gian 3 năm, trong khi ở Việt Nam thường chỉ mất khoảng 3 tháng.
Chữ L (learner) gắn lên xe giống như bảng "xe tập lái" ở Việt Nam.[/i]
Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L (Learner Permit). Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự - bằng P (Probationary License) và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full (Full Driver License). Tại bang Victoria thì giai đoạn lái xe tập sự được chia nhỏ ra thành 2 giai đoạn P1 (P đỏ) rồi đến P2 (P xanh).
Theo quy định tại bang Victoria, bắt đầu từ 16 tuổi, công dân Austrlia có thể học thi để lấy bằng L. Kỳ thi bao gồm 32 câu trắc nghiệm trên máy tính kiểm tra những kiến thức an toàn giao thông đường bộ của các thí sinh. Toàn bộ những hướng dẫn điều khiển xe an toàn đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Cục quản lý đường bộ bang Victoria – Vicroads. Bên cạnh đó, trang web còn có những bài thực hành để làm quen với cấu trúc bài thi.
Để vượt qua kỳ thi học viên phải đúng ít nhất 28/32 câu trắc nghiệm. Chi phí cho một lần kiểm tra tại bang Victoria gần 50 USD, nếu trượt phải học và thi lại, còn nếu đỗ, học viên bắt đầu được lái xe ra đường nhưng tuyệt đối phải tuân thủ các điều kiện đi kèm với bằng L.
Các điều kiện bao gồm luôn dán tấm bảng chữ L ở đầu xe và đuôi xe, nơi dễ có thể nhìn thấy để các tài xế khác biết bạn chỉ đang ở giai đoạn học lý thuyết. Bất cứ khi nào lái đều phải có người hướng dẫn đi cùng, người hướng dẫn phải là người có bằng hoàn chỉnh. Người có bằng L tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn hay các thiết bị di động khi điều khiển, nếu vi phạm bất cứ lỗi nào, Vicroads sẽ tịch thu bằng L của người đó.
Người có bằng L cần trải qua 120 giờ học lái xe thực tế trên đường trước khi đăng ký thi lấy bằng P1 (P đỏ). Với người dưới 21 tuổi, yêu cầu giữ bằng L tối thiểu 12 tháng mới được học thi bằng P, mức thời gian này cho người 21-24 tuổi là 6 tháng và 25 trở lên là 3 tháng.
Lái xe với bằng P đỏ.[/i]
Kỳ thi lấy bằng P đỏ tương đương thi lấy bằng lái xe ở Việt Nam, tuy nhiên thay vì thi sa hình trong bãi thì ở đây, người điều khiển xe phải trực tiếp lái xe ra đường dưới sự giám sát và chỉ đạo của một giám thị nghiêm khắc. Khi cầm được tấm bằng P đỏ, lái xe tự do đi ra đường như một tài xế độc lập, không cần sự có mặt của một người bằng hoàn chỉnh bên cạnh nữa. Do đó, cở sở chính để quyết định thí sinh có đạt hay không căn cứ vào độ an toàn khi điều khiển trên đường và tuân thủ luật lệ giao thông.
Ở Australia, việc thi lại vài lần khá phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ từng chi tiết tỉ mỉ như đỗ xe quá sát, đi quá chậm gây cản trở giao thông, không nhường đường cho xe đi ở phần đường ưu tiên, không xi-nhan nhập làn. Vì vậy, trước khi thi, các thí sinh thường tìm đến những thầy dạy lái xe riêng hoặc các trường lái để lái xe thành thục trên đường trước khi thực hiện kỳ thi.
Trên thực tế, ai có bằng hoàn chỉnh đều có thể dạy, nhưng để dễ dàng vượt qua bài thi thì những địa điểm hướng dẫn chuyên nghiệp vẫn là lựa chọn ưu tiên. Nếu là thầy dạy tư, mức giá gần 50 USD/giờ, ở các trường dạy thì đắt hơn, gần 60 USD/giờ. Với du học sinh hoặc những người Việt mới sang Australia, lựa chọn thường là thầy giáo người Việt để dễ truyền đạt và mức giá phải chăng.
Cũng giống như ở bằng L, các lái xe bằng P đỏ đều phải tuân thủ theo những quy định như luôn luôn phải có tấm bảng chữ P ở đầu và đuôi xe ở nơi dễ nhìn, không sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe, không sử dụng thiết bị cầm tay khi lái xe, không chở hơn một người 16-22 tuổi và hạn chế tốc độ ở mức 80 km/h. Nếu kỳ sát hạch thực hiện trên xe số tự động, thì khi điều khiển xe, lái xe bằng P đỏ cũng chỉ được điều khiển xe số tự động.
Tài xế đang chạy xe với bằng P xanh.[/i]
Sau 12 tháng kể từ khi nhận được bằng P đỏ, nếu lái xe không mắc lỗi được tự động chuyển lên bằng P xanh. Các quy định hạn chế đối với bằng P xanh cũng tương tự như P đỏ, tuy nhiên giới hạn tốc độ nâng lên 90 km/h và không giới hạn số hành khách trên xe.
Để lấy bằng hoàn chỉnh, lái xe P xanh cần tiếp tục điều khiển xe thêm 12 tháng nữa và không có vi phạm. Với bằng hoàn chỉnh, mọi hạn chế gỡ bỏ, đi theo đúng biển chỉ dẫn trên đường, sử dụng điện thoại qua tai nghe Bluetooth hoặc hệ thống loa trên xe, mức độ cồn trong máu cho phép ở mức 0,05 %, tương đương một ly rượu mạnh hoặc một chai bia.
Trên thực tế, không phải ai cũng cần trải qua toàn bộ quy trình học lái xe an toàn như trên nếu muốn lái xe ở Australia. Chính phủ chấp nhận một số bằng lái xe quốc tế hay bằng lái xe dịch sang tiếng Anh có công chứng hoặc bằng lái được dịch tại các Cơ quan có thẩm quyền tại Australia. Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ áp dụng khi người đó không có ý định định cư tại Australia, còn đối với những công dân muốn định cư thì quy trình trên là bắt buộc.
>> Bạn có thể quan tâm:
Theo Linh Nguyễn (VnExpress)
Những con đường ở Australia luôn trong tình trạng kiểm soát cẩn thận, hạn chế tối thiểu những đoạn đường lồi lõm, ổ gà có thể dẫn đến tai nạn. Ở bang Victoria, nếu xe vô tình bị tổn hại do ổ gà, lái xe hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường và xin lỗi từ Cục quản lý giao thông bang Victoria - Vicroads.
Luật giao thông tại Australia vô cùng chặt chẽ, bắt buộc người tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân thủ nếu không muốn chịu phạt nặng nề. Tùng Linh, du học sinh Việt tại Australia nhớ lại vé phạt duy nhất đến lúc này gần 140 USD vì đỗ xe sai quy định. Một số lỗi đỗ khác như đỗ lên cỏ gần 85 USD, đỗ sai chiều xe chạy gần 190 USD.
Người không thắt dây an toàn khi đi xe bị phạt khoảng 190 USD, người cầm lái sử dụng điện thoại trực tiếp trên tay là 470 USD, các mức phạt cao hơn được áp dụng đối với trường hợp vượt đèn đỏ hay sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe. Thông thường việc kiểm soát các hành vi vi phạm thường ghi lại qua camera rồi gửi phiếu phạt về địa chỉ đăng ký của chủ xe. Việc chậm trễ nộp phạt sẽ khiến mức phạt tăng lên từng ngày.
Thực sự việc lái xe an toàn ở Australia khá dễ dàng nếu như bạn biết “làm cho xe chạy” và tuân thủ luật lệ, các biển chỉ dẫn rõ ràng trên đường. Điều khiển xe dễ chịu hơn rất nhiều khi những tài xế khác trên đường cũng là những người tham gia giao thông lịch sự.
Văn hóa lái xe của người Australia từ tốn, kiên nhẫn nhường đường cho những tài xế khác nhằm đảm bảo an toàn, không cản trở lưu thông trên đường. Nhờ vậy, những người mới lái sẽ cảm thấy tự tin hơn khi cầm lái vì không phải chịu áp lực từ tiếng còi xe ồn ào mà dẫn đến vội vàng, lúng túng gây ra lỗi điều khiển. Ý thức tham gia giao thông tại đây có thể phần nào do luật giao thông chặt chẽ và mức phạt nặng nề, và một phần lớn bắt nguồn từ quá trình khó khăn, tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc để có thể cầm được chiếc bằng lái ở xứ sở chuột túi.
Quy trình học lái xe an toàn ở Australia chi tiết từ lý thuyết đến thực hành. Có 6 bang tại Australia, mỗi bang lại có điểm quy định riêng biệt về quy trình. Trên lý thuyết, người sống tại Australia muốn lấy được bằng lái xe như bằng lái ở Việt Nam thường phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản với tổng thời gian 3 năm, trong khi ở Việt Nam thường chỉ mất khoảng 3 tháng.
Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L (Learner Permit). Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự - bằng P (Probationary License) và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full (Full Driver License). Tại bang Victoria thì giai đoạn lái xe tập sự được chia nhỏ ra thành 2 giai đoạn P1 (P đỏ) rồi đến P2 (P xanh).
Theo quy định tại bang Victoria, bắt đầu từ 16 tuổi, công dân Austrlia có thể học thi để lấy bằng L. Kỳ thi bao gồm 32 câu trắc nghiệm trên máy tính kiểm tra những kiến thức an toàn giao thông đường bộ của các thí sinh. Toàn bộ những hướng dẫn điều khiển xe an toàn đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Cục quản lý đường bộ bang Victoria – Vicroads. Bên cạnh đó, trang web còn có những bài thực hành để làm quen với cấu trúc bài thi.
Để vượt qua kỳ thi học viên phải đúng ít nhất 28/32 câu trắc nghiệm. Chi phí cho một lần kiểm tra tại bang Victoria gần 50 USD, nếu trượt phải học và thi lại, còn nếu đỗ, học viên bắt đầu được lái xe ra đường nhưng tuyệt đối phải tuân thủ các điều kiện đi kèm với bằng L.
Các điều kiện bao gồm luôn dán tấm bảng chữ L ở đầu xe và đuôi xe, nơi dễ có thể nhìn thấy để các tài xế khác biết bạn chỉ đang ở giai đoạn học lý thuyết. Bất cứ khi nào lái đều phải có người hướng dẫn đi cùng, người hướng dẫn phải là người có bằng hoàn chỉnh. Người có bằng L tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn hay các thiết bị di động khi điều khiển, nếu vi phạm bất cứ lỗi nào, Vicroads sẽ tịch thu bằng L của người đó.
Người có bằng L cần trải qua 120 giờ học lái xe thực tế trên đường trước khi đăng ký thi lấy bằng P1 (P đỏ). Với người dưới 21 tuổi, yêu cầu giữ bằng L tối thiểu 12 tháng mới được học thi bằng P, mức thời gian này cho người 21-24 tuổi là 6 tháng và 25 trở lên là 3 tháng.
Kỳ thi lấy bằng P đỏ tương đương thi lấy bằng lái xe ở Việt Nam, tuy nhiên thay vì thi sa hình trong bãi thì ở đây, người điều khiển xe phải trực tiếp lái xe ra đường dưới sự giám sát và chỉ đạo của một giám thị nghiêm khắc. Khi cầm được tấm bằng P đỏ, lái xe tự do đi ra đường như một tài xế độc lập, không cần sự có mặt của một người bằng hoàn chỉnh bên cạnh nữa. Do đó, cở sở chính để quyết định thí sinh có đạt hay không căn cứ vào độ an toàn khi điều khiển trên đường và tuân thủ luật lệ giao thông.
Ở Australia, việc thi lại vài lần khá phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ từng chi tiết tỉ mỉ như đỗ xe quá sát, đi quá chậm gây cản trở giao thông, không nhường đường cho xe đi ở phần đường ưu tiên, không xi-nhan nhập làn. Vì vậy, trước khi thi, các thí sinh thường tìm đến những thầy dạy lái xe riêng hoặc các trường lái để lái xe thành thục trên đường trước khi thực hiện kỳ thi.
Trên thực tế, ai có bằng hoàn chỉnh đều có thể dạy, nhưng để dễ dàng vượt qua bài thi thì những địa điểm hướng dẫn chuyên nghiệp vẫn là lựa chọn ưu tiên. Nếu là thầy dạy tư, mức giá gần 50 USD/giờ, ở các trường dạy thì đắt hơn, gần 60 USD/giờ. Với du học sinh hoặc những người Việt mới sang Australia, lựa chọn thường là thầy giáo người Việt để dễ truyền đạt và mức giá phải chăng.
Cũng giống như ở bằng L, các lái xe bằng P đỏ đều phải tuân thủ theo những quy định như luôn luôn phải có tấm bảng chữ P ở đầu và đuôi xe ở nơi dễ nhìn, không sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe, không sử dụng thiết bị cầm tay khi lái xe, không chở hơn một người 16-22 tuổi và hạn chế tốc độ ở mức 80 km/h. Nếu kỳ sát hạch thực hiện trên xe số tự động, thì khi điều khiển xe, lái xe bằng P đỏ cũng chỉ được điều khiển xe số tự động.
Sau 12 tháng kể từ khi nhận được bằng P đỏ, nếu lái xe không mắc lỗi được tự động chuyển lên bằng P xanh. Các quy định hạn chế đối với bằng P xanh cũng tương tự như P đỏ, tuy nhiên giới hạn tốc độ nâng lên 90 km/h và không giới hạn số hành khách trên xe.
Để lấy bằng hoàn chỉnh, lái xe P xanh cần tiếp tục điều khiển xe thêm 12 tháng nữa và không có vi phạm. Với bằng hoàn chỉnh, mọi hạn chế gỡ bỏ, đi theo đúng biển chỉ dẫn trên đường, sử dụng điện thoại qua tai nghe Bluetooth hoặc hệ thống loa trên xe, mức độ cồn trong máu cho phép ở mức 0,05 %, tương đương một ly rượu mạnh hoặc một chai bia.
Trên thực tế, không phải ai cũng cần trải qua toàn bộ quy trình học lái xe an toàn như trên nếu muốn lái xe ở Australia. Chính phủ chấp nhận một số bằng lái xe quốc tế hay bằng lái xe dịch sang tiếng Anh có công chứng hoặc bằng lái được dịch tại các Cơ quan có thẩm quyền tại Australia. Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ áp dụng khi người đó không có ý định định cư tại Australia, còn đối với những công dân muốn định cư thì quy trình trên là bắt buộc.
>> Bạn có thể quan tâm:
Theo Linh Nguyễn (VnExpress)