baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Ngay từ lần gặp đầu tiên khi đoàn khởi hành từ Tp Hồ Chí Minh, tôi đã nhận ra ông có quá nhiều nét kiêu hùng của người con đất Việt đã từng trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Những câu chuyện bên lề về cuộc sống sở thích khiến tôi biết ông đã được người đời phong danh là "Vua hổ" hay “Người nuôi hổ số 1 Việt Nam”.
"Vua hổ" Ngô Duy Tân trong hành trình MBFC Caravan. Ảnh: Vĩnh Nam[/i]
Một trong những hình ảnh còn đọng lại rất lâu trong lòng những người đã từng xem bộ phim “Chạy án 2” là hình ảnh của một diễn viên hổ. Khi ấy, để có được một diễn viên hổ, đoàn làm phim đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Ngô Duy Tân.
*Với giọng hào sảng, ông Tân bắt dầu kể. Hổ gắn với cuộc đời của ông có lẽ bởi duyên.Vào một ngày giữa năm 2000, có hai người từ biên giới Campuchia đến tìm gặp ông Tân và nói rằng họ có 5 chú hổ con khoảng 30 ngày tuổi muốn bán. Nhưng khổ một nỗi, lũ hổ này đang lúc dở sống, dở chết, con nào chân sau cũng gần bị liệt, sờ vào lạnh ngắt. Cuối cùng, ông quyết định bỏ ra 200 triệu đồng để có được 5 chú hổ con. Sau đó, ông tự tay chăm sóc chúng, bón sữa tươi cho chúng, mua thịt gà về xay nhuyễn đút cho chúng ăn, nhưng những chú hổ ngày một yếu đi, ông lại tự mình ôm đàn hổ con cầu cứu khắp nơi... nhưng đi đến đâu người ta cũng lắc đầu, có người còn khuyên ông mang về nấu cao…
Nhiều đêm trằn trọc, rồi ông chợt nhớ ra, chúng là linh vật của rừng thì có lẽ cho chúng ăn theo kiểu... "của rừng". Ngay hôm sau, ông Tân quyết định cho chúng ăn thịt gà còn nguyên cả tiết. Bọn hổ ăn xong buổi sáng, buổi chiều đã thấy có chút sinh khí trong ánh mắt. Thế là ông quyết định cho chúng ăn thịt còn nguyên cả tiết, thậm chí lấy tiết gà, tiết heo cho chúng uống thay sữa... Chỉ sau vài ngày dùng thứ "thần dược" đó, lũ hổ đã cứng chân và ngày càng khỏe ra. Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng tạm đồng ý để ông nuôi lũ hổ, đồng thời khuyến cáo ông không được bán, hay nấu... cao, và phải báo cáo cho Chi cục về tình hình phát triển của chúng. Ông Tân chấp thuận ngay.
Ảnh: vietnamnet.vn
5 con hổ đầu tiên được nuôi sống và lớn nhanh như thổi, đặc biệt là con hổ đực đầu đàn có tên là Simba. Ông Tân quyết định phải tạo môi trường sống cho chúng thật gần với thiên nhiên và cho chúng ăn như hổ rừng. Đận ấy, ông bỏ ra gần 6 tỉ đồng để làm một khu chuồng rộng lớn với tất cả những "tiện nghi" cần thiết cho hổ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người chăm sóc chúng.
Ông nhớ lại, lúc công việc kinh doanh chưa mạnh, ông phải đi vay lãi để mua thịt, quyết không để hổ đói. Nghĩ lại mà thấy xót con mình, buổi sáng đi học phải ăn cơm nguội, vì mỗi đứa chỉ được ông cho 2.000-3.000 một ngày. Trong khi một con hổ trưởng thành mỗi ngày ăn hết 3 con gà, khoảng 300 ngàn đồng. Đến năm 2004, một điều kỳ diệu đã xảy ra, con hổ cái Ami mang thai, từ ấy, ông Tân tìm hiểu về đời sống "riêng tư" của loài hổ, nhân giống chúng. Ông cắt cử hẳn 2 nhân viên chăm sóc hổ. Đến năm 2007, đàn hổ của ông Tân đã lên đến con số 29.
Trong nhiều năm, đầu tư hàng chục tỉ đồng vào đàn hổ, nhưng ông Tân nào được "lợi lộc" gì, ngoài chuyện người ta biết đến thương hiệu bia hơi Pacific do ông sở hữu, vậy mà những rắc rối liên quan đến đàn hổ ông phải gánh chịu lại nhiều không kể xiết. Ông Tân tâm sự, việc nuôi hổ vất vả, tốn kém là vậy, lại thêm quy định của ngành Kiểm lâm là cấm mọi hình thức thương mại, khi hổ đẻ phải khai báo, không được cho, tặng; khi hổ chết phải tiêu hủy bằng cách đốt trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng thì việc duy trì đàn hổ… là nỗ lực của riêng ông, như lời ông Tân đã hứa với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, nuôi hổ là nuôi đàng hoàng, không kinh doanh, buôn bán, nói gì đến thịt chúng!
Có lần, ông "vua hổ" gọi cho tôi và bảo muốn bàn giao đàn hổ cho trung tâm, cơ sở nào có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn mình. Ông Tân phân trần, hôm rày, báo chí đưa tin hổ vồ chết người ở Khu du lịch Đại Nam, rồi dẫn chuyện chuồng hổ của ông còn thiếu an toàn, ông bảo: "Tôi và anh em tôi ở trong trại hổ, nếu không an toàn, có nghĩa tôi tự hại mình, anh em mình trước. Con hổ, dù thế nào cũng không thể quý bằng mạng sống con người!".
Hơn 10 năm nuôi hổ, chăm chúng từ trong bụng mẹ, ông thuộc từng tính nết của những "Ông Ba Mươi". Ông Tân cũng biết rõ về cái gọi là bản năng hoang dã của loài hổ, nào dám "vuốt râu hùm". Ông Tân thẳng thắn: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn xác định những con hổ này là tài sản chung của đất nước. Tôi chỉ là người "nuôi hộ" vì yêu chúng!".*
Chuyện nối tiếp chuyện, hồi ức nối tiếp hồi ức, tưởng chừng không bao giờ dứt giớ dứt trong người lính. Rồi ông có nói một câu khiến tôi rưng rưng nước mắt: "Khi tôi hy sinh, xin tổ chức đừng báo cho gia đình. Đến khi nào chiến tranh kết thúc thì tổ chức hãy báo tin về, để gia đình được vui, buồn trong niềm vui, buồn chung của dân tộc”. Ông đã nói điều này trước khi đi nhận những nhiệm vụ đặc biệt thời xưa.
Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc cuộc xây dựng nền kinh tế, đến khi ông thành danh trên thương trường ông dành nhiều thời gian để hành hương đi tìm lại những động đội đã khuất. Đã hơn 10 năm qua, năm nào ông cũng tổ chức thăm chiến trường xưa, rồi lặn lội vào rừng sâu đi tìm mộ đồng đội.
Tôi xin mạn phép tự nhận mình là người vô cùng may mắn bởi được gặp ông trong một hành trình dài Caravan khám phá Phuket, Thailland do câu lạc bộ Mercedes-Benz trên diễn đàn Otosaigon.com tổ chức. Chính nhịp cầu nối đó đã mang lại những dặm dài kỷ niệm không bao giờ quên đối với thành viên trong đoàn, và với riêng ông Tân cũng vậy.
Gia đình ông Tân trong hành trình MBFC Caravan 2014
Kể về những cảm xúc trong chuyến đi, ông Tân nói: “Đi du lịch ở bất cứ nước nào cũng thế, người ta đều quan tâm đến cách nhìn cách sống, những văn hóa ứng xử trong giao thông. Tôi ngạc nhiên đến không lý giải được, tại sao nước mình lại không làm được những điều đó. Mặc dù tôi biết, hàng năm có rất nhiều chuyến tham quan, học hỏi của các ban ngành liên quan ở các nước bạn. Người ta đến Thailand sẽ còn muốn quay lại nhiều nữa, bởi từ người từ người dân, người tham gia giao thông, anh cảnh sát hay các điểm kiểm soát quân đội đều vô cùng thân thiện. Bạn biết đấy, họ luôn nở nụ cười, vẫy tay chào đoàn mỗi khi xe qua”.
Một sự cố nhưng cũng kỷ niệm đối với chiếc xe Mercedes-Benz ML250 của chú ở ngày thứ 4 trong hành trình caravan. Do sơ suất, cậu con trai bị đánh mất chìa khóa. Thế là, ông Tân phải nhờ người nhà bay từ Hà Nội qua Phuket đưa chìa khóa và xe của gia đình ông phải tự di chuyển với sự hỗ trợ của một người bản địa ngồi trên xe. Thế mà đi từ Phuket tới Bangkok để nhập đoàn với quãng đường dài hơn 900km chỉ mất chưa đầy 8 giờ đồng hồ.
Chiếc Mercedes-Benz ML250 CDI trong hành trình Caravan[/i]
Cho đến lúc trước khi tạm biệt đoàn vào ngày cuối, lời mời chân tình mà ông gửi tới cả đoàn là đến thăm trang trại của ông ở Bình Dương. Riêng tôi, cái bắt tay dài trước khi chia tay với ông khiến tôi chợt nghĩ: có lẽ nào, cuộc đời của Ông gắn với “hổ” luôn bằng chữ “duyên”. Bởi lẽ, chính chiếc xe mà ông đang sử dụng hàng ngày cũng được phong là “mãnh hổ” đó thôi.
Lê Hùng (TTTĐ) - ghi, từ Cambodia, 22.6.2014
** Được sự chấp thuận và đồng ý của ông Ngô Duy Tân, nội dung bài có sử dụng tư liệu (do ông Ngô Duy Tân cung cấp) gốc từ bài đã đăng trên báo Công an Nhân dân (CAND.com.vn) của tác giả Thuận Thiên.
Một trong những hình ảnh còn đọng lại rất lâu trong lòng những người đã từng xem bộ phim “Chạy án 2” là hình ảnh của một diễn viên hổ. Khi ấy, để có được một diễn viên hổ, đoàn làm phim đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Ngô Duy Tân.
*Với giọng hào sảng, ông Tân bắt dầu kể. Hổ gắn với cuộc đời của ông có lẽ bởi duyên.Vào một ngày giữa năm 2000, có hai người từ biên giới Campuchia đến tìm gặp ông Tân và nói rằng họ có 5 chú hổ con khoảng 30 ngày tuổi muốn bán. Nhưng khổ một nỗi, lũ hổ này đang lúc dở sống, dở chết, con nào chân sau cũng gần bị liệt, sờ vào lạnh ngắt. Cuối cùng, ông quyết định bỏ ra 200 triệu đồng để có được 5 chú hổ con. Sau đó, ông tự tay chăm sóc chúng, bón sữa tươi cho chúng, mua thịt gà về xay nhuyễn đút cho chúng ăn, nhưng những chú hổ ngày một yếu đi, ông lại tự mình ôm đàn hổ con cầu cứu khắp nơi... nhưng đi đến đâu người ta cũng lắc đầu, có người còn khuyên ông mang về nấu cao…
Nhiều đêm trằn trọc, rồi ông chợt nhớ ra, chúng là linh vật của rừng thì có lẽ cho chúng ăn theo kiểu... "của rừng". Ngay hôm sau, ông Tân quyết định cho chúng ăn thịt gà còn nguyên cả tiết. Bọn hổ ăn xong buổi sáng, buổi chiều đã thấy có chút sinh khí trong ánh mắt. Thế là ông quyết định cho chúng ăn thịt còn nguyên cả tiết, thậm chí lấy tiết gà, tiết heo cho chúng uống thay sữa... Chỉ sau vài ngày dùng thứ "thần dược" đó, lũ hổ đã cứng chân và ngày càng khỏe ra. Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng tạm đồng ý để ông nuôi lũ hổ, đồng thời khuyến cáo ông không được bán, hay nấu... cao, và phải báo cáo cho Chi cục về tình hình phát triển của chúng. Ông Tân chấp thuận ngay.
5 con hổ đầu tiên được nuôi sống và lớn nhanh như thổi, đặc biệt là con hổ đực đầu đàn có tên là Simba. Ông Tân quyết định phải tạo môi trường sống cho chúng thật gần với thiên nhiên và cho chúng ăn như hổ rừng. Đận ấy, ông bỏ ra gần 6 tỉ đồng để làm một khu chuồng rộng lớn với tất cả những "tiện nghi" cần thiết cho hổ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người chăm sóc chúng.
Ông nhớ lại, lúc công việc kinh doanh chưa mạnh, ông phải đi vay lãi để mua thịt, quyết không để hổ đói. Nghĩ lại mà thấy xót con mình, buổi sáng đi học phải ăn cơm nguội, vì mỗi đứa chỉ được ông cho 2.000-3.000 một ngày. Trong khi một con hổ trưởng thành mỗi ngày ăn hết 3 con gà, khoảng 300 ngàn đồng. Đến năm 2004, một điều kỳ diệu đã xảy ra, con hổ cái Ami mang thai, từ ấy, ông Tân tìm hiểu về đời sống "riêng tư" của loài hổ, nhân giống chúng. Ông cắt cử hẳn 2 nhân viên chăm sóc hổ. Đến năm 2007, đàn hổ của ông Tân đã lên đến con số 29.
Trong nhiều năm, đầu tư hàng chục tỉ đồng vào đàn hổ, nhưng ông Tân nào được "lợi lộc" gì, ngoài chuyện người ta biết đến thương hiệu bia hơi Pacific do ông sở hữu, vậy mà những rắc rối liên quan đến đàn hổ ông phải gánh chịu lại nhiều không kể xiết. Ông Tân tâm sự, việc nuôi hổ vất vả, tốn kém là vậy, lại thêm quy định của ngành Kiểm lâm là cấm mọi hình thức thương mại, khi hổ đẻ phải khai báo, không được cho, tặng; khi hổ chết phải tiêu hủy bằng cách đốt trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng thì việc duy trì đàn hổ… là nỗ lực của riêng ông, như lời ông Tân đã hứa với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, nuôi hổ là nuôi đàng hoàng, không kinh doanh, buôn bán, nói gì đến thịt chúng!
Có lần, ông "vua hổ" gọi cho tôi và bảo muốn bàn giao đàn hổ cho trung tâm, cơ sở nào có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn mình. Ông Tân phân trần, hôm rày, báo chí đưa tin hổ vồ chết người ở Khu du lịch Đại Nam, rồi dẫn chuyện chuồng hổ của ông còn thiếu an toàn, ông bảo: "Tôi và anh em tôi ở trong trại hổ, nếu không an toàn, có nghĩa tôi tự hại mình, anh em mình trước. Con hổ, dù thế nào cũng không thể quý bằng mạng sống con người!".
Hơn 10 năm nuôi hổ, chăm chúng từ trong bụng mẹ, ông thuộc từng tính nết của những "Ông Ba Mươi". Ông Tân cũng biết rõ về cái gọi là bản năng hoang dã của loài hổ, nào dám "vuốt râu hùm". Ông Tân thẳng thắn: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn xác định những con hổ này là tài sản chung của đất nước. Tôi chỉ là người "nuôi hộ" vì yêu chúng!".*
Chuyện nối tiếp chuyện, hồi ức nối tiếp hồi ức, tưởng chừng không bao giờ dứt giớ dứt trong người lính. Rồi ông có nói một câu khiến tôi rưng rưng nước mắt: "Khi tôi hy sinh, xin tổ chức đừng báo cho gia đình. Đến khi nào chiến tranh kết thúc thì tổ chức hãy báo tin về, để gia đình được vui, buồn trong niềm vui, buồn chung của dân tộc”. Ông đã nói điều này trước khi đi nhận những nhiệm vụ đặc biệt thời xưa.
Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc cuộc xây dựng nền kinh tế, đến khi ông thành danh trên thương trường ông dành nhiều thời gian để hành hương đi tìm lại những động đội đã khuất. Đã hơn 10 năm qua, năm nào ông cũng tổ chức thăm chiến trường xưa, rồi lặn lội vào rừng sâu đi tìm mộ đồng đội.
Tôi xin mạn phép tự nhận mình là người vô cùng may mắn bởi được gặp ông trong một hành trình dài Caravan khám phá Phuket, Thailland do câu lạc bộ Mercedes-Benz trên diễn đàn Otosaigon.com tổ chức. Chính nhịp cầu nối đó đã mang lại những dặm dài kỷ niệm không bao giờ quên đối với thành viên trong đoàn, và với riêng ông Tân cũng vậy.
Kể về những cảm xúc trong chuyến đi, ông Tân nói: “Đi du lịch ở bất cứ nước nào cũng thế, người ta đều quan tâm đến cách nhìn cách sống, những văn hóa ứng xử trong giao thông. Tôi ngạc nhiên đến không lý giải được, tại sao nước mình lại không làm được những điều đó. Mặc dù tôi biết, hàng năm có rất nhiều chuyến tham quan, học hỏi của các ban ngành liên quan ở các nước bạn. Người ta đến Thailand sẽ còn muốn quay lại nhiều nữa, bởi từ người từ người dân, người tham gia giao thông, anh cảnh sát hay các điểm kiểm soát quân đội đều vô cùng thân thiện. Bạn biết đấy, họ luôn nở nụ cười, vẫy tay chào đoàn mỗi khi xe qua”.
Một sự cố nhưng cũng kỷ niệm đối với chiếc xe Mercedes-Benz ML250 của chú ở ngày thứ 4 trong hành trình caravan. Do sơ suất, cậu con trai bị đánh mất chìa khóa. Thế là, ông Tân phải nhờ người nhà bay từ Hà Nội qua Phuket đưa chìa khóa và xe của gia đình ông phải tự di chuyển với sự hỗ trợ của một người bản địa ngồi trên xe. Thế mà đi từ Phuket tới Bangkok để nhập đoàn với quãng đường dài hơn 900km chỉ mất chưa đầy 8 giờ đồng hồ.
Cho đến lúc trước khi tạm biệt đoàn vào ngày cuối, lời mời chân tình mà ông gửi tới cả đoàn là đến thăm trang trại của ông ở Bình Dương. Riêng tôi, cái bắt tay dài trước khi chia tay với ông khiến tôi chợt nghĩ: có lẽ nào, cuộc đời của Ông gắn với “hổ” luôn bằng chữ “duyên”. Bởi lẽ, chính chiếc xe mà ông đang sử dụng hàng ngày cũng được phong là “mãnh hổ” đó thôi.
Lê Hùng (TTTĐ) - ghi, từ Cambodia, 22.6.2014
** Được sự chấp thuận và đồng ý của ông Ngô Duy Tân, nội dung bài có sử dụng tư liệu (do ông Ngô Duy Tân cung cấp) gốc từ bài đã đăng trên báo Công an Nhân dân (CAND.com.vn) của tác giả Thuận Thiên.