Nơi “níu bước chân”
Tôi đã không dưới 10 lần đến với vùng địa đầu Tổ quốc - Hà Giang. Đến với những cổng trời, núi đôi Quản Bạ, những cột cờ Lũng Cú, Phố Cáo, Dinh vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn. Nhưng lần nào cũng thế, lần nào cũng “đi không thể hết” và về trong tiếc nuối.
Dẫu sao đó cũng là cái hay. Đến rồi “nợ”, rồi cố tình “lỡ hẹn” một vài điểm nào đó để lần sau có cái cớ mà đi tiếp. Thôn Lũng Cẩm, thung lũng Sủng Là là một điểm như thế. Nghe nói nhiều, đi qua đây nhiều nhưng lần này mới có dịp ghé thăm.
Thung lũng Sủng Là đẹp như một bức tranh[/i][/i]
Trên con đường ngoằn ngoèo núi tiếp núi, cung nối cung, cứ thế đi đến khi nào gặp một thung lũng thơ mộng, bao quanh bởi những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, đâu đó những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian. Đó là Sủng Là.
Dừng xe, mở cửa bước xuống, khách lữ hành sẽ thấy một bầu không khí rất khác. Gió mát ngọt, trong lành. Nghe nói mỗi mùa nơi đây đều mang một vẻ đẹp thơ mộng của hoa, cây cối. Màu vàng đậu tương xen lẫn cây rau thực phẩm, màu hồng thơ mộng của hoa tam giác mạch hay màu xanh mơn mởn của đám mạ mỗi khi mùa vụ tới. Cỏ cây, hoa lá xen lẫn đá của thung lũng Sủng Là trông như một bức tranh thiên nhiên đẹp và đầy màu sắc.
Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên. Còn muốn tìm hiểu văn hóa, bạn đừng ngần ngại mà rảo bước chân đi sâu vào Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm Trên. Người dân của 61 nóc nhà làm bằng ngói âm dương, vách trình tường luôn chào đón bạn.
Nếu hình dung về những con đường đất sỏi mịt mù khi tới Lũng Cẩm thì bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng vì đường vào làng giờ đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, nhưng không vì thế mà Lũng Cẩm mất đi vẻ đẹp vốn có. Ngay từ đầu làng, bạn đã có thể bắt gặp những nương ngô xanh mướt, những luống hoa hồng thấm đẫm sương đêm.
Đường vào Lũng Cẩm giờ đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp vốn có[/i]
Thấp thoáng trên đường là bóng dáng các chị, các mẹ gùi hàng ra chợ bán, lũ trẻ mặt nhem hề đùa nghịch hồn nhiên. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với du khách khi đến với Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường cổ.
Sắc màu mộc mạc, xưa cũ là điểm dễ nhận ra ở hầu hết ngôi nhà gần 100 năm tuổi ở thung lũng hoa hồng. Những lớp ngói âm dương đã phủ đầy rêu, nhưng bức tường đất, hàng rào đá bao quanh dường như còn nguyên vẹn. Chính vẻ đẹp thách thức thời gian và tiết trời khắc nghiệt đã khiến những ngôi nhà ở Lũng Cẩm trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nhiếp ảnh gia và đạo diễn.
Thăm “nhà của Pao”
Chắc bạn đã từng xem hoặc chí ít thì cũng đã từng nghe nói đến bộ phim nhựa “Chuyện của Pao”. Phim do đạo diễn Quang Hải thực hiện đoạt giải Cánh diều Vàng từ năm 2006 cùng nhiều thành công rực rỡ.
Nếu bạn đang có thắc mắc phim lấy bối cảnh ở đâu, ngôi nhà trình tường cổ kính trong phim gắn với nhân vật chính nằm ở nơi nào, thì khi đến Lũng Cẩm Trên, bạn sẽ được giải đáp những câu hỏi đó.
Nhà của Pao nằm tựa vào một dãy núi cao, phía trước là thung lũng Sủng Là[/i]
Từ khi được chọn làm bối cảnh cho những thước phim đẹp đến nao lòng trong “Chuyện của Pao”, ngôi nhà “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông vốn nổi tiếng từ nhiều năm trước, trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở làng Lũng Cẩm. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
Lối dẫn vào nhà băng qua một đồng hoa cỏ dại. Vừa tới ngõ, người lớn, người bé trong nhà đã ùa ra, vừa rụt rè bẽn lẽn lại vừa như háo hức, tò mò. Ngôi nhà hai tầng bên trong cửa đóng, cửa mở, cửa khép hờ. Các gian nhà vách đất thiếu ánh sáng như lên men thời gian.
Vốn thuộc tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc, ngôi nhà có một gian chính 2 tầng chia thành nhiều phòng khách và phòng ở, một gian phụ chia làm 2 phòng nhỏ là nhà kho, bếp, một chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Nhà xây quây bốn hướng chụm lại ở giữa có sân tạo không gian ấm cúng, yên bình.
Nhà xây quây bốn hướng chụm lại ở giữa có sân tạo không gian ấm cúng, yên bình[/i]
Mỗi khi có khách đến chơi, lũ trẻ trong nhà lại ùa ra như có hội, chào đón bằng những ánh mắt hồn nhiên. Dù không hiểu hết tiếng Kinh, khách lạ đến nhà cũng chẳng thể hiểu được tiếng Mông, nhưng không vì thế mà ngăn được tiếng cười trẻ thơ những lúc được cho bánh, chia kẹo hay chụp hình.
Trong một buổi chiều đậm sương trên cao nguyên đá, ghé ngồi trên ngưỡng cửa nhà Pao, nhắm mắt lại lắng tai nghe tiếng lục lạc bò từ xa xa vọng lại, tiếng vó ngựa lục cục trở về từ phiên chợ, tiếng gió động qua rèm lất phất,…như thể đang được trở lại cùng với những thước phim lung linh cùng câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn về tình yêu, tình người và cuộc sống của các nhân vật trong “Chuyện của Pao”.
Thế Đạt (TTTĐ) Ảnh: Đức Huy
Tôi đã không dưới 10 lần đến với vùng địa đầu Tổ quốc - Hà Giang. Đến với những cổng trời, núi đôi Quản Bạ, những cột cờ Lũng Cú, Phố Cáo, Dinh vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn. Nhưng lần nào cũng thế, lần nào cũng “đi không thể hết” và về trong tiếc nuối.
Dẫu sao đó cũng là cái hay. Đến rồi “nợ”, rồi cố tình “lỡ hẹn” một vài điểm nào đó để lần sau có cái cớ mà đi tiếp. Thôn Lũng Cẩm, thung lũng Sủng Là là một điểm như thế. Nghe nói nhiều, đi qua đây nhiều nhưng lần này mới có dịp ghé thăm.
Trên con đường ngoằn ngoèo núi tiếp núi, cung nối cung, cứ thế đi đến khi nào gặp một thung lũng thơ mộng, bao quanh bởi những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, đâu đó những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian. Đó là Sủng Là.
Dừng xe, mở cửa bước xuống, khách lữ hành sẽ thấy một bầu không khí rất khác. Gió mát ngọt, trong lành. Nghe nói mỗi mùa nơi đây đều mang một vẻ đẹp thơ mộng của hoa, cây cối. Màu vàng đậu tương xen lẫn cây rau thực phẩm, màu hồng thơ mộng của hoa tam giác mạch hay màu xanh mơn mởn của đám mạ mỗi khi mùa vụ tới. Cỏ cây, hoa lá xen lẫn đá của thung lũng Sủng Là trông như một bức tranh thiên nhiên đẹp và đầy màu sắc.
Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên. Còn muốn tìm hiểu văn hóa, bạn đừng ngần ngại mà rảo bước chân đi sâu vào Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm Trên. Người dân của 61 nóc nhà làm bằng ngói âm dương, vách trình tường luôn chào đón bạn.
Nếu hình dung về những con đường đất sỏi mịt mù khi tới Lũng Cẩm thì bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng vì đường vào làng giờ đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, nhưng không vì thế mà Lũng Cẩm mất đi vẻ đẹp vốn có. Ngay từ đầu làng, bạn đã có thể bắt gặp những nương ngô xanh mướt, những luống hoa hồng thấm đẫm sương đêm.
Thấp thoáng trên đường là bóng dáng các chị, các mẹ gùi hàng ra chợ bán, lũ trẻ mặt nhem hề đùa nghịch hồn nhiên. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với du khách khi đến với Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường cổ.
Sắc màu mộc mạc, xưa cũ là điểm dễ nhận ra ở hầu hết ngôi nhà gần 100 năm tuổi ở thung lũng hoa hồng. Những lớp ngói âm dương đã phủ đầy rêu, nhưng bức tường đất, hàng rào đá bao quanh dường như còn nguyên vẹn. Chính vẻ đẹp thách thức thời gian và tiết trời khắc nghiệt đã khiến những ngôi nhà ở Lũng Cẩm trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nhiếp ảnh gia và đạo diễn.
Thăm “nhà của Pao”
Chắc bạn đã từng xem hoặc chí ít thì cũng đã từng nghe nói đến bộ phim nhựa “Chuyện của Pao”. Phim do đạo diễn Quang Hải thực hiện đoạt giải Cánh diều Vàng từ năm 2006 cùng nhiều thành công rực rỡ.
Nếu bạn đang có thắc mắc phim lấy bối cảnh ở đâu, ngôi nhà trình tường cổ kính trong phim gắn với nhân vật chính nằm ở nơi nào, thì khi đến Lũng Cẩm Trên, bạn sẽ được giải đáp những câu hỏi đó.
Từ khi được chọn làm bối cảnh cho những thước phim đẹp đến nao lòng trong “Chuyện của Pao”, ngôi nhà “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông vốn nổi tiếng từ nhiều năm trước, trở thành điểm đến được yêu thích nhất ở làng Lũng Cẩm. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
Lối dẫn vào nhà băng qua một đồng hoa cỏ dại. Vừa tới ngõ, người lớn, người bé trong nhà đã ùa ra, vừa rụt rè bẽn lẽn lại vừa như háo hức, tò mò. Ngôi nhà hai tầng bên trong cửa đóng, cửa mở, cửa khép hờ. Các gian nhà vách đất thiếu ánh sáng như lên men thời gian.
Vốn thuộc tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc, ngôi nhà có một gian chính 2 tầng chia thành nhiều phòng khách và phòng ở, một gian phụ chia làm 2 phòng nhỏ là nhà kho, bếp, một chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Nhà xây quây bốn hướng chụm lại ở giữa có sân tạo không gian ấm cúng, yên bình.
Mỗi khi có khách đến chơi, lũ trẻ trong nhà lại ùa ra như có hội, chào đón bằng những ánh mắt hồn nhiên. Dù không hiểu hết tiếng Kinh, khách lạ đến nhà cũng chẳng thể hiểu được tiếng Mông, nhưng không vì thế mà ngăn được tiếng cười trẻ thơ những lúc được cho bánh, chia kẹo hay chụp hình.
Trong một buổi chiều đậm sương trên cao nguyên đá, ghé ngồi trên ngưỡng cửa nhà Pao, nhắm mắt lại lắng tai nghe tiếng lục lạc bò từ xa xa vọng lại, tiếng vó ngựa lục cục trở về từ phiên chợ, tiếng gió động qua rèm lất phất,…như thể đang được trở lại cùng với những thước phim lung linh cùng câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn về tình yêu, tình người và cuộc sống của các nhân vật trong “Chuyện của Pao”.
Thế Đạt (TTTĐ) Ảnh: Đức Huy