thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhu cầu giao thông vận tải tăng cao khiến nhiều cán bộ ngành xe máy quân đội trăn trở: Tại sao các nước sản xuất được ôtô? Ta công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tự sản xuất được nhiều loại vũ khí làm cho quân thù khiếp sợ, liệu có làm được ôtô?
Năm 1958, nhà máy Chiến Thắng quyết định sản xuất một ôtô nhỏ theo cách của ta. Nhiệm vụ được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 - Cục Quản lý xe máy và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe lúc đó trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo.
Chiếc xe con do chính tay người Việt chế tạo (ảnh trái)[/i][/i][/i]
Nhà máy ôtô Chiến Thắng lúc đó tập trung những tay thợ tài hoa về cơ khí nhưng điều kiện để sản xuất thì vô cùng khó khăn. Kế hoạch sản xuất là chọn một ôtô, tháo ra làm theo mẫu đó bằng máy hoặc bằng tay.
Chiếc Fregate chặy bằng xăng của Pháp được đem ra làm mẫu. Các bộ phận như thân máy, nắp máy, chế hòa khí, bơm xăng, bơm dầu được các thợ chiến trường mày mò tìm mẫu, tạo khuôn mẫu trước, sau đó đúc gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí cho thật tinh xảo.
Có những chi tiết phải đúc đi, đúc lại rất nhiều lần mới thành công. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ đống phế liệu chiến tranh của Pháp “nấu” đúc lại. Đến phần chế tạo trục guồng của máy bàn phải dùng một trục bánh tàu hỏa, đo đạc lấy kích thước, vẽ mẫu chuẩn. Chỉ riêng cái “trục guồng quay” này, cả tổ tiện, nguội, mài... phải “đánh vật” lăn lộn làm suốt đêm ngày mất gần hai tuần lễ.
Tuy nhiên có những chi tiết không thể làm được và phải lắp đồ ngoại, đó là: nến điện,dây điện, hệ thống đồng hồ và chỉ thị, bóng điện, hệ thống kính, săm lốp và vòng bi.
Họa sĩ Diệp Minh Châu đã giúp đỡ nhà máy về tạo dáng và màu sắc. Ông còn bỏ tiền mua ngà voi làm núm còi, trên đó khắc nổi hình chùa Một cột. Ông làm một tượng nhỏ bằng thạch cao người chiến sĩ cầm cờ để nhà máy đúc đồng gắn lên nắp capô.
Đúng ngày 21/12/1958, tại nhà máy này, chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam sản xuất, dù chưa phải 100%, đã ra đời. Nó trông “xịn” không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ. Bác Hồ hay tin đã đến xem và động viên.
Gần 500 con người nỗ lực ngày đêm, quên ăn, quên ngủ để thực hiện bằng được một công việc mang tính lịch sử của ngành xe máy quân đội. Ngày 21/12/1958, chiếc xe “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 rời xưởng.
Diệp Anh (TTTĐ/Nguồn: QĐND)
Năm 1958, nhà máy Chiến Thắng quyết định sản xuất một ôtô nhỏ theo cách của ta. Nhiệm vụ được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 - Cục Quản lý xe máy và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe lúc đó trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo.
Nhà máy ôtô Chiến Thắng lúc đó tập trung những tay thợ tài hoa về cơ khí nhưng điều kiện để sản xuất thì vô cùng khó khăn. Kế hoạch sản xuất là chọn một ôtô, tháo ra làm theo mẫu đó bằng máy hoặc bằng tay.
Chiếc Fregate chặy bằng xăng của Pháp được đem ra làm mẫu. Các bộ phận như thân máy, nắp máy, chế hòa khí, bơm xăng, bơm dầu được các thợ chiến trường mày mò tìm mẫu, tạo khuôn mẫu trước, sau đó đúc gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí cho thật tinh xảo.
Có những chi tiết phải đúc đi, đúc lại rất nhiều lần mới thành công. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ đống phế liệu chiến tranh của Pháp “nấu” đúc lại. Đến phần chế tạo trục guồng của máy bàn phải dùng một trục bánh tàu hỏa, đo đạc lấy kích thước, vẽ mẫu chuẩn. Chỉ riêng cái “trục guồng quay” này, cả tổ tiện, nguội, mài... phải “đánh vật” lăn lộn làm suốt đêm ngày mất gần hai tuần lễ.
Tuy nhiên có những chi tiết không thể làm được và phải lắp đồ ngoại, đó là: nến điện,dây điện, hệ thống đồng hồ và chỉ thị, bóng điện, hệ thống kính, săm lốp và vòng bi.
Họa sĩ Diệp Minh Châu đã giúp đỡ nhà máy về tạo dáng và màu sắc. Ông còn bỏ tiền mua ngà voi làm núm còi, trên đó khắc nổi hình chùa Một cột. Ông làm một tượng nhỏ bằng thạch cao người chiến sĩ cầm cờ để nhà máy đúc đồng gắn lên nắp capô.
Đúng ngày 21/12/1958, tại nhà máy này, chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam sản xuất, dù chưa phải 100%, đã ra đời. Nó trông “xịn” không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ. Bác Hồ hay tin đã đến xem và động viên.
Gần 500 con người nỗ lực ngày đêm, quên ăn, quên ngủ để thực hiện bằng được một công việc mang tính lịch sử của ngành xe máy quân đội. Ngày 21/12/1958, chiếc xe “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 rời xưởng.
Diệp Anh (TTTĐ/Nguồn: QĐND)