Tìm hiểu thiết kế Opel Monza concept

Tiểu Long

Chuyên gia
Năng suất và kết nối là hai đặc điểm chính mà Opel muốn phát triển ở các model tiếp theo và Monza Concept hé lộ tại triển lãm xe Frankfurt 2013 đã cung cấp một bản xem trước tuyệt vời thể hiện sự cải tiến này, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế thiết bị và tin học giải trí. Đã từng có một chiếc coupe thú vị mang phong cách Monza đón đầu xu hướng này xuất hiện năm 1977 với màn hình kỹ thuật số màu vàng ở buồng lái, và Opel Monza concept 2013 sẽ tiếp tục xu thế này với các cải tiến ứng dụng công nghệ hiển thị.
Opel-Monza-Concept-06.jpg
Opel Monza concept[/i]
Theo lời giám đốc Thiết kế cấp cao Friedhelm Engler, chiếc xe thực sự là “lời khẳng định cho thương hiệu”. Nó thể hiện sự cải tiến trong ngôn ngữ thiết kế với đường nét đơn giản hơn và tỉ lệ cân đối hơn, giảm bớt nội dung hình ảnh khiến chiếc xe trông mạnh mẽ hơn. Đơn giản chính là nét đẹp mới!
Engler thú nhận giai đoạn tìm kiếm và phát triển ý tưởng của xe rất dài để tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm kết nối các giá trị cốt lõi của Opel, nhưng giai đoạn xây dựng lại tương đối nhanh chóng. Giống như muốn nấu một bữa ăn ngon phải dành nhiều thời gian cho việc tìm mua các nguyên liệu tốt nhất và đầu tư công sức vào quá trình nấu món ăn đó.
Công đoạn thiết kế ngoại thất bắt đầu vào mùa xuân năm 2012. Đội ngũ thiết kế chính gồm 5 người làm việc trên các bản phác thảo trong 6 tuần. “Mục đích của chúng tôi là tạo ra một phương tiện thể hiện được ba thành tố chính của nhãn hiệu Opel: Thiết kế ấn tượng, kỹ thuật đến từ nước Đức và tiếp cận dễ dàng”, trưởng nhóm thiết kế Boris Jacob chia sẻ.
des-dev-opel-monza-12.jpg
[/i]
4 mô hình đất sét tỉ lệ ¼ được phát triển trong khoảng thời gian 4 tuần, nhưng chỉ có một phác thảo gây chú ý ngay từ ban đầu với thanh truyền dẫn động cầu sau. Khác biệt của thanh truyền cầu sau là tạo cho xe thế “chó săn”, một yếu tố phong cách được lấy cảm hứng từ dáng nghiêng và eo mỏng của những chú chó săn, eo xe mỏng cũng giúp hành khách tiếp cận hàng ghế phía sau dễ dàng hơn.
Mô hình này đã được chọn để cải tiến thành mô hình tỉ lệ, sau đó trộn thành mô hình bọt hoàn chỉnh nhằm kiểm tra nhanh thể tích và các tỉ lệ. Các bước điều chỉnh hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Cũng trong giai đoạn này, kích cỡ của xe đã giảm xuống và cấu hình được chuyển hướng thành một chiếc coupe cổ điển hơn là hình bóng”con ngựa thể thao” đơn thuần.
Sau khi hài lòng với mô hình bọt, các nhà thiết kế tiến hành dựng mô hình đất sét tỉ lệ 1:1 trên mô hình bọt ban đầu. Mô hình bọt xốp được làm nhỏ hơn để có thể thêm vào lớp đất sét khi cần. Nhóm đã tiến hình tinh chỉnh ngoại thất thêm 6 tuần nữa, cùng với các hỗ trợ kỹ thuật số Alias trước khi công đoạn thiết kế ngoại thất và nội thất kết thúc vào tháng 11 năm 2012.
des-dev-opel-monza-01.jpg

Bản thiết kế ngoại thất cuối cùng gây chú ý bởi tính kết nối bề mặt và sự loại bỏ thông minh các khớp nối. Các đường cắt trên mui xe, cửa kiểu cánh chim lớn và cửa sập sau tương đối ẩn với người quan sát thông thường. Trong khi đó, xe không còn đường eo xe truyền thống mà chỉ có “quãng nghỉ” tinh tế trên thân xe và cửa kính. Việc thiếu đi đường nét này là đặc điểm khác biệt nhất của Monza với hiệu ứng tạo một bề mặt kính lớn hơn mà không làm hỏng đi tỉ lệ của xe. Đồng thời, mô-tip đôi cánh Opel từng áp dụng trên chiếc Insignia trở thành 3 chiều hoàn chỉnh, cũng mang lại lợi ích về mặt công năng khi được hoàn thành.
Cửa kiểu cánh chim lớn cho phép tiếp cận với nội thất dưới dễ dàng hơn. Van Hulten cho biết thêm: “Giao diện bốn chỗ ngồi là mục tiêu rất quan trọng trong dự án, chúng tôi đã có thể đẩy đường bao mái xuống nhưng chúng tôi tin rằng xe của Opel được sử dụng hàng ngày chứ không chỉ vào chủ nhật. Ghế trước cố định còn bàn đạp có thể di chuyển, do đó, không gian cho đầu gối ghế sau được bảo đảm”.
des-dev-opel-monza-15.jpg

Thấp thoáng đâu đó hình dáng chiếc Monza 1977 ở một vài chi tiết: đường hông xe thấp và bề mặt cửa kính lớn, tham khảo trực tiếp duy nhất chính là mô típ trụ B. Tuy nhiên, các chi tiết từ các chiếc khái niệm khác có thể thấy rõ hơn, chẳng hạn như từ chiếc Opel GT2 1975 và từ chiếc Equus concept 1978 của Wayne Cherry.  Công tác thiết kế nội thất đi sau ngoại thất một thời gian. Bản phác thảo nội thất đầu tiên tập trung vào tính đơn giản mới mẻ, sử dụng các hình dạng mượt mà, giảm thiểu nội dung hình ảnh, nhấn mạnh đến kiến trúc hơn là tiếp tục thêm vào các chi tiết rườm rà.
“Sóng vỡ” được lựa chọn làm chủ đề nội thất chính  với mục đích tạo hiệu ứng hình ảnh phân lớp. Trong giai đoạn đầu tiên, các bản phác thảo được đánh giá lại mỗi hai tuần,  với sự tham gia đóng góp từ các nhà thiết kế sản xuất và nhóm phát triển. Ý tưởng vân gỗ 3D được mang vào nội thất xe. Van Hulten cho biết: “Ý tưởng này rất mới. Chúng tôi sử dụng gỗ một cách chân thực và rộng rãi xung quanh nội thất, điều này khá bất thường nhưng nó tạo nên sự ấm cúng cho buồng lái, đặc biệt là khi tắt các màn hình đi.” Ông cũng tiếp lời: “Chúng tôi cũng khai thác các ý tưởng ghế ngồi một chỗ từng được dùng trong những năm 1970. Với thiết kế không trụ B, chúng tôi muốn bằng cách nào đó ghế trước và ghế sau được kết nối với nhau thành một phong cảnh. Khu điều khiển trung tâm nổi bật, bắt chước hình dạng của một chiếc du thuyền đậu trên một con sóng”.
des-dev-opel-monza-21.jpg

Dưới cương lĩnh “đơn giản hóa” mọi thứ, các thiết bị định hướng và điện thoại thông minh chỉ xuất hiện khi cần, do đó, người lái có thể sử dụng các thông tin mà không bị quá tải bởi một loạt các dòng chữ hay hình ảnh. Bản phác thảo chi tiết của cần sang số và tay lái tiếp nối chủ đề “Sóng vỡ” với định dạng thu nhỏ, giống với nắm cửa và các ký hiệu chỉ dẫn.
Bên cạnh màn hình điều khiển thông tin khác nhau truyền thống, Monza cung cấp một thế giới thiết bị và thông tin giải trí khác biệt với khoang điều khiển rộng rãi. Một dãy 18 màn chiếu LED liên tục phản chiếu thông tin và mô tip trang trí được khắc lên bề mặt khu điều khiển, công nghệ điều khiển giao diện máy-người HMI đẳng cấp thế giới do nhóm Opel thiết kế.
Ba kết nối điện thoại thông minh mang chủ đề ME (Tôi), US (Chúng ta) và ALL (tất cả) cho phép người lái lựa chọn mức độ thông tin khác nhau. ME ngắt kết nối với điện thoại và ưu tiên các thiết bị phục vụ cho việc lái được hiệu quả nhất. Trong khi đó, US đưa ra các cài đặt kết nối rộng rãi hơn với gia đình và bạn bè, ALL lại cho phép người lái và toàn bộ thế giới bên ngoài được kết nối. Lái xe có thể chia sẻ hành trình dự kiến qua mạng thông qua tablet hoặc điện thoại thông minh, ví dụ để ai đó có thể đi nhờ như một hình thức chia sẻ xe mới xuất hiện gần đây.
des-dev-opel-monza-04.jpg

Chiếc xe trình diễn cuối cùng đã hoàn thành vào đúng 8 tuần trước buổi triển lãm ô tô quốc tế Frankfurt, vừa đủ thời gian cải tiến cơ chế cửa phức tạp và hệ thống hiển thị.
Giám đốc thiết kế Opel Mark Adams tương đối tự hào với thành tựu của nhóm đã đạt được, ông cho hay: “Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình tới tương lai của hãng, nhưng cùng lúc đó, chúng tôi thể hiện rằng chúng tôi có thể tạo ra được thiết kế thống nhất mà ở đó con người có thể xây dựng lòng tin“.
Tổng quan về Opel Monza concept
Ra mắt lần đầu: Frankfurt tháng 9/2013
Dự án bắt đầu: mùa Xuân năm 2012
Dự án hoàn thành: tháng 7 năm 2013
Chiều dài: 4.690m
Chiều rộng: 1.876m
Chiều cao: 1.310m
Khoảng cách hai cầu xe: 2.915m
Giám đốc, Thiết kế cấp cao: Friedhelm Engler
Trưởng nhóm Thiết kế cấp cao: Boris Jacob
Thiết kế nội thất và Giao diện HMI: Ivo van Hulten
Trợ lý trưởng nhóm thiết kế ngoại thất: Martin Schaufler
Thiết kế: Borris Ilse, Jay Jongwon Kim, Lionel Santos
Màu sắc và chi tiết: Borris Ilse, Jay Jongwon Kim, Lionel Santos
Hồng Hà (TTTĐ)
 
Back
Top