Sau khi đọc bài chia sẻ "Người Việt đừng ngồi ôtô vô văn hóa" của Lê Danh Hoàng tôi thấy, rõ ràng bất cứ thứ gì trên đời này đều cần phải học, học để làm cho đúng, nhưng học thế nào cho đúng còn quan trọng hơn.
Ở bài trên người viết muốn nói với mọi người về cách ngồi ôtô nhưng có rất nhiều người bình luận tại sao phải học, ở Mỹ khác Việt Nam khác. Vậy học để làm gì, xin thưa học để an toàn cho bản thân, để hội nhập với các bạn bè quốc tế.
Hầu như ai cũng biết điều quan trọng khi lên xe là bước chân vào trước, để có thể quan sát xung quanh trước khi vào xe hoặc là nếu mở cửa xe bước ra thì nên nhìn trước nhìn sau, mở cửa thật chậm để không gây nguy hại đến người khác.
Đó là một phần nhỏ nguyên tắc cơ bản khi đi ôtô sao cho an toàn. Vậy còn nguyên tắc văn hóa trên ôtô, công ty tôi lâu lâu có tổ chức học các kỹ năng mềm cho nhân viên, hồi đó được học về vị trí lái ôtô tôi cũng ngạc nhiên lắm, ngồi là ngồi chứ tại sao lại còn vị trí.
Xin mượn hình của bài "Người Việt đừng ngồi ôtô vô văn hóa" để giải thích tại sao phải ngồi vậy.[/i]
Đối với xe công tác, thầy dạy kỹ năng mềm có kể câu chuyện cười tại vì thói quen các "sếp" ở Việt Nam hay thích ngồi ghế trước, nhân viên ngồi ghế sau, nên đôi khi đi họp hay gặp gỡ đối tác nước ngoài, anh thư ký đi cùng hay được bắt tay săn sóc rất nhiệt tình khi vừa bước xuống ôtô.
Đến đây thì tôi nghĩ "À do khác văn hóa chứ gì". Nhưng mà lại không phải vậy. Vị trí số 1 được đặt cho người quan trọng nhất là vì gương chiếu hậu của tài xế sẽ không nhìn được mặt người đó, đó cũng là vị trí an toàn để bước xuống đầu tiên vì ở mé trong và nếu có người thứ 4 người đó sẽ ra mở cửa cho sếp. Vị trí 2 và 3 dành cho người trợ lý của sếp, để hai người có thể dễ dàng trao đổi công việc với nhau. Đó là lý do tại sao vị trí này là vị trí dành cho người quan trọng nhất.
Đối với xe gia đình, thì đơn giản hơn, hai người đi với nhau thì nên ngồi cùng tài xế để còn trò chuyện với nhau trên đường, đông người thì người thân nhất của tài xế hãy ngồi ghế trên cùng. Ai say xe thì ngồi ghế dưới nhé, ngồi ghế trên nhìn đường còn say "ác" nữa.
Vậy đó, muốn học thì phải học làm sao cho hiểu, muốn dạy thì phải nói rõ, dù lời dạy có rắn rỏi thì người được dạy cũng sẽ cảm ơn mình (một lúc nào đó). Việt Nam mình mở rộng cửa rồi, trước là vì thể diện của bản thân, sau là vì đồng lương của mình, học các quy cách mềm không phải là phú quý sinh lễ nghĩa nữa, mà là vì thể hiện tình cảm của mình đến với bạn bè quốc tế.
Theo độc giả Tham Anh Hang (VnExpress)
Ở bài trên người viết muốn nói với mọi người về cách ngồi ôtô nhưng có rất nhiều người bình luận tại sao phải học, ở Mỹ khác Việt Nam khác. Vậy học để làm gì, xin thưa học để an toàn cho bản thân, để hội nhập với các bạn bè quốc tế.
Hầu như ai cũng biết điều quan trọng khi lên xe là bước chân vào trước, để có thể quan sát xung quanh trước khi vào xe hoặc là nếu mở cửa xe bước ra thì nên nhìn trước nhìn sau, mở cửa thật chậm để không gây nguy hại đến người khác.
Đó là một phần nhỏ nguyên tắc cơ bản khi đi ôtô sao cho an toàn. Vậy còn nguyên tắc văn hóa trên ôtô, công ty tôi lâu lâu có tổ chức học các kỹ năng mềm cho nhân viên, hồi đó được học về vị trí lái ôtô tôi cũng ngạc nhiên lắm, ngồi là ngồi chứ tại sao lại còn vị trí.
Đối với xe công tác, thầy dạy kỹ năng mềm có kể câu chuyện cười tại vì thói quen các "sếp" ở Việt Nam hay thích ngồi ghế trước, nhân viên ngồi ghế sau, nên đôi khi đi họp hay gặp gỡ đối tác nước ngoài, anh thư ký đi cùng hay được bắt tay săn sóc rất nhiệt tình khi vừa bước xuống ôtô.
Đến đây thì tôi nghĩ "À do khác văn hóa chứ gì". Nhưng mà lại không phải vậy. Vị trí số 1 được đặt cho người quan trọng nhất là vì gương chiếu hậu của tài xế sẽ không nhìn được mặt người đó, đó cũng là vị trí an toàn để bước xuống đầu tiên vì ở mé trong và nếu có người thứ 4 người đó sẽ ra mở cửa cho sếp. Vị trí 2 và 3 dành cho người trợ lý của sếp, để hai người có thể dễ dàng trao đổi công việc với nhau. Đó là lý do tại sao vị trí này là vị trí dành cho người quan trọng nhất.
Đối với xe gia đình, thì đơn giản hơn, hai người đi với nhau thì nên ngồi cùng tài xế để còn trò chuyện với nhau trên đường, đông người thì người thân nhất của tài xế hãy ngồi ghế trên cùng. Ai say xe thì ngồi ghế dưới nhé, ngồi ghế trên nhìn đường còn say "ác" nữa.
Vậy đó, muốn học thì phải học làm sao cho hiểu, muốn dạy thì phải nói rõ, dù lời dạy có rắn rỏi thì người được dạy cũng sẽ cảm ơn mình (một lúc nào đó). Việt Nam mình mở rộng cửa rồi, trước là vì thể diện của bản thân, sau là vì đồng lương của mình, học các quy cách mềm không phải là phú quý sinh lễ nghĩa nữa, mà là vì thể hiện tình cảm của mình đến với bạn bè quốc tế.
Theo độc giả Tham Anh Hang (VnExpress)